Họ và Tên: PHAN ĐĂNG BÌNH

Quá trình công tác
– Từ 1985-1991: Sinh viên Y khoa, Trường ĐH Y Hà Nội
– Từ 1991-1994: Chủ Nhà Thuốc tại 61 Quốc Tử Giám – Hà Nôi: Kinh Doanh Dược Phẩm
– Từ 1994-1997: BS. Nghiên cứu viên, Công Tác tại tổ Dược, Khoa Nghiên Cứu và Điều trị Sốt rét, Viện Sốt Rét KST – Côn Trùng Trung ương

– 1997-2000: Học Cao Học 6,, Trường ĐH Y Hà Nội, chuyên ngành Dược Lý, Bảo vệ Luận Án Thạc Sỹ Y Học, ĐHY Hà Nội, 2000
– Từ 2000 đến 8/2004: Nghiên cứu viên chính, Công tác tại Khoa Nghiên Cứu và Điều trị Sốt rét, Viện Sốt Rét KST – Côn Trùng Trung ương

– 9/2002 đến 11/2002: Tham dự khoá đào tạo chuyên ngành quản lý dự án về Các bệnh truyền nhiễm, KST truyền qua đất và muỗi tại trường ĐH Mahidol University, Bangkok, Thailand
– Tham dự hội thảo quốc tế về Các Bệnh Nhiệt Đới tại: The Montien Riverside Hotel, Bangkok, Thailand từ ngày 20 đến 22, tháng 11 năm 2002

– Tháng 9/ 2004 đến 9/2006: Học Sau Đại Học chuyên ngành Sinh Học Phân Tử tại St. John’s College of Liberal Arts and Sciences, Trường ĐH St.John’s University, New York
– 9/ 2006 đến 2012: Nghiên cứu sinh chuyên ngành Dược Lý, tại College of Pharmacy and Health Sciences (ĐH Dược và Khoa Học Sức Khỏe) trường ĐH St.John’s University, New York

Thành viên của Hiệp Hội Độc Tính Học Quốc Tế: 2008
– Đạt Giải thưởng cho nghiên cứu sinh trình bày báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học về Đôc tính học của hiệp hội độc tính học Mid-Atlantic Society of Toxicology năm 2009.

Xem danh sách đạt giải thưởng tại đây  https://www.toxicology.org/groups/rc/midatlantic/studawarddescript.asp

Đây là Giải thưởng được trao cho đề tài nổi bật về kết quả nghiên cứu của các công trình và đề tài nghiên cứu khoa học mới được hội đồng khoa học của hiệp hội độc tính khu vực bình chọn cho những nghiên cứu sinh và học viên sau đại học

– 2011 đến 1/12/2013: Viện Sốt Rét KST-CT TW
– 1/12/2013: Công tác tại Phòng Tổng Hợp, Văn Phòng Bộ Y Tế

– 2016 đến nay: Tổng GĐ Công Ty TNHH TM DV Y Tế Bình Nghĩa và Chủ Tịch HĐQT Công Ty TNHH Bi –Medipharm
– Tháng 4/2022: Thành Viên Hội Đồng Khoa Học, Viện Nghiên Cứu Sức Khoẻ Người Cao Tuổi và Y Tế Cộng Đồng – IEP

B.sĩ, Th.sĩ Phan Đăng Bình

Kiến thức và các kinh nghiệm nghiên cứu:
Tôi đã áp dụng những kiến thức học được ở trường ĐH Y Hà Nội để trải nghiệm trên thương trường dược phẩm ở những năm đầu thập niên 90 để tìm hiểu và học hỏi kinh
nghiệm kinh doanh ngành dược trong thời gian mới ra trường.

Đến 1994, tôi được tuyển dụng vào làm nghiên cứu về các thuốc sốt rét tại Viện Sôt Rét, KST Côn trùng Trung ương. Tại đây, tôi đã được học tập, đào tạo để nghiên cứu và thử nghiệm các thuốc
chống sốt rét. Cụ thể, tôi đã tham gia trong việc tìm kiếm các loại thuốc chống sốt rét mới, thử nghiệm cả in vitro và in vivo các thí nghiệm đánh giá, giám sát độc tính của thuốc sốt
rét trên mô hình động vật cũng như trên người tình nguyện và ở thực địa, các bệnh viện các tỉnh địa phương có bệnh sốt rét lưu hành nặng .

Kể từ mùa thu năm 2004 đến nay, tôi thi được học bổng tiến sĩ và được đào tạo tại Đại học St.John University, New York, Hoa Kỳ. Tôi đã được đào tạo về ngành sinh học phân tử và độc tính học chuyên ngành dược lý, như sinh hóa, sinh học phân tử, kỹ thuật phòng thí nghiệm và các ứng dụng, phòng thí nghiệm phân tích-biomacromolecules, độc chất phân tử, phương pháp phân tích độc chất và sinh lý bệnh của hệ thống cơ quan, cấu trúc tế bào và chức năng, chất oxi hóa, chất chống oxy hóa và gốc tự do cùng với các đồng nghiệp tham gia nhiều đề tài nghiên cứu của khoa và Lab.

Tôi đã được đào tạo bài bản và chuyên sâu với các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm sinh học phân tử, apoptosis và lập trình chết tế bào, nuôi cấy tế bào, phòng thí nghiệm độc chất trong tim, thận, phổi…. Hiện nay, tôi đang tập trung nghiên cứu về cơ chế phân tử và tổn thương tế bào phổi do quá trình thở máy ở những bệnh nhân hôn mê trong các trung tâm chăm sóc, cấp cứu, hồi sức đặc biệt và đơn vị phẫu thuật.

Việc kéo dài tiếp xúc với nồng độ cao của oxy trong quá trình thông khí cơ học có những hậu quả tiêu cực tiềm ẩn như tổn thương phổi cấp tính với tế bào phế nang biểu mô, rối loạn chức năng của đại thực bào và viêm phổi liên quan máy thở, đặc biệt là liên quan đến ức chế khả năng của đại thực bào phế nang để tiêu diệt vi khuẩn.

Kết quả là khả năng tiêu diệt vi khuẩn giảm dẫn tới cơ chế có thể làm tăng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân thở máy. Mục tiêu của tôi là tìm ra những chất có thể giúp phục hồi tổn thương phổi và chức năng của các đại thực bào gây ra do quá trình thở máy.

Các nghiên cứu gần đây của tôi đã chỉ ra rằng hydrogen peroxide có thể hoạt hóa hệ thống bảo vệ cơ thể khác nhau như bảo vệ chống quá trình oxy hóa, khử gốc tự do, loại bỏ và sửa chữa các tổn thương. Sự kích hoạt các hệ thống bảo vệ và sửa chữa có thể một phần giúp các tế bào và các mô chống lại sự quá liều của oxy do thở máy gây ra. Với đề tài luận án tiến sĩ của tôi là:

“HYDROGEN PEROXIDE ENHANCES BACTERIAL CLEARANCE IN HYPEROXIA”.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA B.SĨ, TH.SĨ PHAN ĐĂNG BÌNH

B.sĩ Phan Đăng Bình cùng các chuyên gia nước ngoài
B.sĩ Phan Đăng Bình chụp ảnh cùng các lãnh đạo Bộ Y Tế

phan dang binh

Xem thêm các hoạt động khác của B.sĩ Phan Đằng Bình