Bệnh Alzheimer là bệnh thường hay mắc ở người lớn tuổi , đặc biệt là sau tuổi 65 trở đi. Khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu thường lúc nhớ lúc quên lâu dần sẽ dẫn đến lú lẫn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy để tìm hiểu bệnh anlzheimer: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ra sao mời bạn đọc cùng BNC Medipharm đi giải đáp qua bài viết sau đây nhé.
Xem thêm:
- Bi-Cognimax – Bổ não tănng tuần hoàn não
- Super Power Neuro Max – Tăng lưu thông máu, cải thiện trí nhớ, sự tập trung
- MetaPS100 Bỗ Não Tăng Cường Trí Nhớ Sự Tập Trung
Nội dung bài viết
KHÁI QUÁT VỀ BỆNH ALZHEIMER
1. Khái niệm về bệnh Alzheimer
Alzheimer là một trong những nguyên nhân phổ biến gây giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Bệnh này đặc trưng bởi việc mất dần các nơron thần kinh và synapse trong vùng vỏ não và các vùng dưới vỏ. Alzheimer thường diễn biến ngày càng nặng và gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động hàng ngày, khả năng trí nhớ, ngôn ngữ, và tư duy của người bệnh.

Bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người từ 65 tuổi trở lên, nhưng cũng có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 50 đến 65.
2. Bệnh phát triển theo những giai đoạn nào?
Bệnh Alzheimer thường sẽ phát triển theo 4 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau, cụ thể:
- Giai đoạn 1: Trước khi mất trí nhớ
– Người bệnh cảm thấy khó khăn hơn đối với việc ghi nhớ các sự kiện và họ gần như không thể tiếp nhận thêm được các thông tin khác.
– Bị suy giảm sự chú ý và có dấu hiệu thờ ơ với mọi vấn đề.
– Khả năng lên kế hoạch kém, khả năng tưởng tượng không còn được như ban đầu.
– Nhận thức bị suy giảm ở mức độ nhẹ.
- Giai đoạn 2: Bệnh nhẹ
– Trí nhớ ngày càng kém hơn, khả năng học hỏi cũng bị suy giảm.
– Đối với một số trường hợp, chức năng ngôn ngữ bị ảnh hưởng đáng kể với những biểu hiện như vốn từ giảm, nói kém lưu loát, ảnh hưởng đến các hoạt động nói và viết hàng ngày.
– Quên đi một vài sự kiện trong quá khứ hoặc quên cách sử dụng của một loại vật dụng bất kỳ.
– Bắt đầu có những dấu hiệu khó phối hợp trong vận động nhưng chỉ ở mức độ nhẹ và rất dễ bị bỏ qua.
- Giai đoạn 3: Bệnh khá nặng
– Người bệnh sẽ mất dần những khả năng cá nhân để thực hiện các hoạt động sinh hoạt quen thuộc hàng ngày.
– Gặp khó khăn về nhận thức ngôn ngữ rõ ràng hơn với các dấu hiệu như: Không nhớ được các từ vựng, dùng sai loại từ để mô tả, khả năng đọc và viết cũng bị mất dần đi.
– Chứng suy giảm trí nhớ ngày càng thêm trầm trọng, đây cũng là lúc bệnh nhân bắt đầu không nhận ra được những người thân xung quanh.
– Hành vi thay đổi: Người bệnh thường đi lang thang, tính khí khó chịu, hung hăng hơn và có dấu hiệu phản kháng lại sự quan tâm – chăm sóc của mọi người.
– Có những bệnh nhân còn gặp ảo giác khi ở giai đoạn này.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn bệnh nặng
– Đối với các sinh hoạt cá nhân hàng ngày, người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
– Khả năng nhận thức ngôn ngữ cũng bị suy giảm nặng hơn, bệnh nhân chỉ có thể nói được các cụm từ đơn giản, các từ đơn,… Đến cuối cùng là bị mất khả năng ngôn ngữ hoàn toàn.
– Thờ ơ với mọi thứ và dần kiệt sức.
– Người bệnh có thể bị liệt vì những khối cơ dần thoái hóa.
– Cuối cùng, người bệnh thường sẽ tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: vết loét bị nhiễm trùng, bị viêm phổi, bị suy dinh dưỡng,…
3. Yếu tố nào là nguy cơ gây bệnh Alzheimer
Có nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, bao gồm:
- Tuổi tác: Tuổi tác là yếu tố nguy cơ mạnh nhất gây ra bệnh Alzheimer, đặc biệt sau 65 tuổi.
- Chấn thương đầu: Từng chấn thương đầu có thể tăng nguy cơ.
- Di truyền: Gia đình có tiền sử mắc bệnh Alzheimer cũng là một yếu tố tăng nguy cơ.
- Suy giảm nhận thức nhẹ: Người bị suy giảm nhận thức nhẹ có nguy cơ cao hơn.
- Lối sống không lành mạnh: Lối sống ít vận động, hút thuốc, ăn ít rau và trái cây có thể tăng nguy cơ.
- Bệnh tim mạch: Mắc các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, cholesterol và homocysteine cũng có liên quan.
- Môi trường xã hội: Mức độ giáo dục thấp, công việc nhàm chán, thiếu hoạt động thử thách trí não, và ít giao tiếp xã hội có thể tác động lên nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
4. Bệnh Alzheimer có thể chữa được không?
Alzheimer là một chứng bệnh nguy hiểm và hiện vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc nhằm giảm các triệu chứng liên quan đến trí nhớ và nhận thức trong một khoảng thời gian cụ thể. Có ba loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer, bao gồm:
+ Thuốc ức chế men Cholinesterase: Những loại thuốc này có tác dụng tạo ra một chất truyền tin hóa học, giúp liên kết các tế bào bị suy giảm trong não do bệnh Alzheimer. Đây thường là loại thuốc đầu tiên được kê đơn đối với người bệnh ở giai đoạn nhẹ và các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần theo thời gian nếu kết hợp đúng phác đồ điều trị và sinh hoạt hợp lý.
+ Memantine (Namenda): Thường được sử dụng với các trường hợp bệnh từ trung bình đến nặng. Loại thuốc này sẽ hoạt động trong một mạng lưới giúp kết nối các tế bào não và làm chậm sự tiến triển của các triệu chứng.
+ Aducanumab (Aduhelm): Tháng 6 năm 2021, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt aducanumab (Aduhelm) để điều trị một số trường hợp mắc bệnh Alzheimer. Đây là loại thuốc đầu tiên được chấp thuận ở Hoa Kỳ để điều trị nguyên nhân cơ bản của bệnh Alzheimer bằng cách nhắm mục tiêu và loại bỏ các mảng amyloid trong não. Mặc dù đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ phê duyệt ở các nghiên cứu lâm sàng nhưng phương pháp này vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi.
5. Người mắc bệnh Alzheimer có thể sống được bao lâu?
Việc chăm sóc bệnh nhân mắc Alzheimer ở giai đoạn nặng thường đầy khó khăn. Alzheimer là nguyên nhân dẫn đến tử vong xếp thứ sáu trên danh sách các nguyên nhân gây tử vong tại Hoa Kỳ và đứng thứ năm đối với những người từ 65 tuổi trở lên.

Tuổi thọ trung bình của những người bị Alzheimer sau khi được chẩn đoán là từ 8 đến 10 năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tuổi thọ có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn tùy thuộc vào tiền sử sức khỏe của từng người. Các yếu tố về lịch sử sức khỏe này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách bệnh phát triển trong cơ thể của họ.
6. Những đối tượng nào thường dễ mắc bệnh Alzheimer
Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng theo độ tuổi, đặc biệt là sau tuổi 65. Có nhiều nghiên cứu đã xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố như hoàn cảnh sống, bệnh tật hoặc hành vi cụ thể có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hay không. Mặc dù vẫn chưa đưa ra bất kỳ câu trả lời rõ ràng nào, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy một số yếu tố có thể góp phần thúc đẩy phát triển bệnh bao gồm:
+ Mắc bệnh tiểu đường.
+ Các tình trạng căng thẳng, stress kéo dài và phiền muộn.
+ Mức cholesterol cao trong máu.
+ Hút thuốc lá.
+ Ít giao tiếp với xã hội
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân tiềm năng:
- Sự tích tụ của một loại protein bên trong não, gây dẫn đến tổn thương dần dần của các tế bào não.
- Quá trình lão hóa gây ra sự phá hủy của myelin, làm suy giảm khả năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh và dẫn đến tổn thương của các tế bào thần kinh.
- Rối loạn quá trình sản xuất và hoạt động của các chất oxy hóa trong cơ thể.
DẤU HIỆU CỦA BỆNH
Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa, tăng nặng theo từng giai đoạn. Bệnh này có thể gây ra mất khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, thoái hóa cơ bắp, kiệt sức, và nguy cơ tử vong do các tác nhân như nhiễm trùng, viêm phổi, suy dinh dưỡng…
Mặc dù triệu chứng có thể biến đổi đối với từng người, nhưng bệnh thường có một số dấu hiệu như sau:
+ Quên và lặp lại thông tin, ví dụ, lặp đi lặp lại câu hỏi hoặc cuộc trò chuyện, hoặc quên các cuộc hẹn và vị trí của các vật dụng.
+ Ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày, cả ở nhà, nơi làm việc và trong việc tận hưởng sở thích cá nhân như nấu ăn, lái xe, và lập kế hoạch.
+ Mất hướng, gặp khó khăn trong việc duy trì thăng bằng, và dễ bị ngã.
+ Khó khăn trong việc sử dụng từ ngữ và hiểu hình ảnh.
+ Sự suy giảm trong khả năng phân định và đưa ra quyết định, thường bị lúng túng giữa tùy chọn rủi ro và an toàn.
+ Nguy cơ thể xã hội và sự trở nên trầm cảm, thay đổi tính cách với tình trạng thường xuyên nóng nảy, tức giận, lo lắng và thiếu sự đồng cảm.
CÁCH ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị bệnh alzheimer: Bệnh alzheimer là bệnh tiến triển nặng dần và không có thuốc điều trị khỏi bệnh, mục tiêu điều trị là làm chậm quá trình tiến triển bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh với cuộc sống. Kết hợp với các chế độ chăm sóc và chế độ ăn uống, sinh hoạt.
-
Điều trị dùng thuốc
Sử dụng các thuốc làm chậm tiến triển của bệnh và kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng kèm theo:
+ Thuốc làm chậm tiến triển của bệnh bao gồm: thuốc kháng cholinesterase (ví dụ: Galantamine, Rivastigmine…), Memantine – là chất kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate có tác dụng tăng dẫn truyền synap (thuốc này có ít tác dụng phụ hơn thuốc kháng cholinesterase.

+ Các thuốc điều trị triệu chứng: điều trị mất ngủ, rối loạn hành vi, các thuốc chống loạn thần….
+ Điều trị các bệnh kèm theo nếu có: Các bệnh tim mạch, tăng cholesterol, đái tháo đường…. trường hợp bệnh nhân phải nằm lâu điều trị viêm phổi, chăm sóc hạn chế các vết loét do tì đè…
-
Chế độ chăm sóc người bệnh
Người bệnh thường xuyên không thể kiểm soát được hành vi của mình, có khi ở giai đoạn muộn người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân người chăm sóc nên:
+ Luôn theo sát và tạo môi trường sống an toàn tránh các vật có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
+ Trò chuyện với người bệnh thường xuyên để tạo cảm giác vui vẻ và an toàn, hỗ trợ người bệnh về trí nhớ các việc cần phải làm trong ngày như: Đánh răng, rửa mặt, thay quần áo…
+ Hỗ trợ vận động cho người bệnh: Do người bệnh có thể mất phối hợp vận động nên có thể dễ bị ngã.
+ Đối với người bệnh không thể di chuyển được cần giúp người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên, tránh các bệnh do nằm lâu gây ra.
-
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
+ Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, các đồ uống có chứa cồn, không hút thuốc lá.
+ Bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin E (chống oxy hóa, chống gốc tự do), vitamin C, axit folic( vitamin B9)…
+ Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao.
+ Tích cực tham gia các hoạt động trí tuệ như: đọc sách, trò chơi các câu đố hoặc tích cực tham gia hoạt động xã hội cũng giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trên đây là bài viết về chủ đề Bệnh Alzheimer: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị, BNC Medipharm hi vọng rằng bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Xin cảm ơn! Cần hỗ trợ tư vấn sức khỏe hãy gọi 0333.039.906 để được tư vấn 24/7.
>>Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max
Super Power Neuro max có tác dụng:
– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…
– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…
– Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng
– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….
– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu
– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…
– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…
– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.
– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.
– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.
– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max
– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.
– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.
– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.
– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson
– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…
Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/