Bệnh suy nhược thần kinh thường hay có những biểu hiện như: mệt mỏi, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo lâu, rối loạn cảm xúc, dễ cáu kỉnh do áp lực căng thẳng stress quá mức gây ra. Bệnh tuy k quá nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu để kéo dài cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống thường ngày của người bệnh, vậy để tìm hiểu top 3 nguyên nhân gây suy nhược thần kinh để có những biện pháp khắc phục kịp thời sau đây mời bạn đọc hãy cùng BNC Medipharm đi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Xem thêm:
- Bệnh suy nhược thần kinh thực vật là gì? Tìm hiểu về bệnh
- Bị rối loạn tiền đình có quan hệ được không?
- Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Nội dung bài viết
I. Top 3 nguyên nhân gây suy nhược thần kinh là gì?
1. Do sang chấn tâm thần
Sang chấn tâm lý với cường độ mạnh vượt quá ngưỡng chịu đựng của một người hoặc kéo dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy nhược thần kinh.
2. Do suy giảm chất dẫn truyền thần kinh
Sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin là nguyên nhân gây suy nhược thần kinh. Đây là hợp chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thần kinh, tâm trạng và hành vi xã hội. Trên lâm sàng, sự thiếu hụt serotonin là nguyên nhân có liên quan đến những rối loạn tâm thần, thần kinh (giấc ngủ, căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi, tâm trạng lo âu, vui, buồn…).
3. Thiếu hụt chất dinh dưỡng cho tế bào não bộ
Khi các tế bào thần kinh bị căng thẳng quá mức, không có thời gian nghỉ ngơi dẫn đến thiếu máu, thiếu dinh dưỡng và không tổng hợp đủ chất dẫn truyền thần kinh serotonin cho hoạt động não bộ sẽ gây suy nhược thần kinh.
II. Bệnh suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?
Bệnh suy nhược thần kinh không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, nhưng nó thường gây ra các rối loạn trên cơ thể và làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Nếu chứng bệnh này về lâu dài không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.
Trầm cảm và suy nhược thần kinh là hai chứng bệnh có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới trầm cảm là do suy nhược thần kinh. Trầm cảm thường thể hiện tình trạng chán nản, buồn rầu, ăn uống kém, khó ngủ, không có hứng thú với công việc và mọi thứ xung quanh, mặc cảm thua kém và rầu rĩ lâu ngày. Trầm cảm cũng có thể dẫn tới những rối loạn về nhận thức, trí nhớ và bị ức chế hoặc kích thích tăng vận động. Lâu ngày, chứng trầm cảm sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn, dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống, khả năng làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày bị hạn chế, các bệnh đa khoa khác cũng tiến triển nặng hơn, diễn biến xấu nhất của trầm cảm đó là có ý định tự sát để giải thoát bản thân.
III. Hậu quả của bệnh suy nhược thần kinh nếu không được điều trị kịp thời
Mặc dù suy nhược thần kinh có thể tự khỏi nếu nguyên nhân là do chế độ làm việc, sinh hoạt, ăn uống,…Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh như:
- Hội chứng kích thích suy nhược: đây là một trong những hội chứng dễ xảy ra với người bị suy nhược thần kinh. Người bệnh sẽ bị kích thích và cảm thấy khó chịu với những tiếng động nhỏ, dễ đau nhức đầu, mệt mỏi,…
- Đau nhức đầu kéo dài ở các vùng khác nhau như vùng trán, thái dương, đỉnh đầu,…Đôi khi xuất hiện những cơn đau ngắn nhưng mức độ đau nhiều, đặc biệt khi người bệnh bị xúc động hay mệt mỏi.
- Triệu chứng về tâm thần: suy nhược thần kinh kéo dài khiến bệnh nhân dễ xúc động, lo âu, tâm trạng thất thường, trí nhớ giảm, không tập trung,…Nếu kéo dài sẽ gây ra hoảng loạn, trầm cảm,…
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc cũng thường xuyên xảy ra. Giấc ngủ thường bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng,…
- Huyết áp giảm, mạch không đều đau tim, đánh trống ngực, thân nhiệt tăng/giảm thất thường, rối loạn vòng kinh, liệt dương, tiết nhiều mồ hôi,…
IV. Bệnh suy nhược thần kinh có phải là bệnh lý về tâm thần?
Suy nhược thần kinh là khái niệm thuộc về bệnh tâm thần. Đây là bệnh tâm thần loại nhẹ, không phải là bệnh tâm thần loại nặng, không gây rối loạn hành vi theo kiểu dị kỳ xa lạ.
Nguyên nhân của tất cả các biểu hiện trên đây là do áp lực trong cuộc sống dẫn đến áp lực đến tinh thần. Muốn loại bỏ sự mệt mỏi do suy nhược thần kinh, phải bắt đầu từ vấn đề điều chỉnh tâm lý về khía cạnh tinh thần. Vì thế, khi có dấu hiệu suy nhược thần kinh cho dù có triệu chứng thân thể loại nào, nên đến khoa tâm thần để chẩn đoán và điều trị là hợp lý nhất.
V. Phương pháp điều trị bệnh suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh có thể tự chữa khỏi bằng chế độ sinh hoạt, làm việc, biết kiểm soát tâm lý,…nếu bị ở mức độ nhẹ. Nếu người bệnh thường xuyên gặp các triệu chứng của suy nhược thần kinh thì cần đi khám sớm để được điều trị.
Điều trị bằng thuốc là một trong những phương pháp điều trị suy nhược thần kinh mang lại hiệu quả cao.
Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc sulbutiamine, asthenal, các loại thuốc tăng cường tuần hoàn não như: biloba, piracetam, ginkgo để tác động lên quá trình hưng phấn của hệ thần kinh. Từ đó cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh.
Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau như acetaminophen, paracetamol hay các loại thuốc an thần cũng được sử dụng trong điều trị suy nhược thần kinh. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng với liều lượng tùy ý. Cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Những người mắc chứng suy nhược thần kinh cũng có thể sử dụng vitamin để cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể.
>>Mách bạn: Để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược thần kinh Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max
Super Power Neuro max có tác dụng:
– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…
– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…
– Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng
– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….
– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu
– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…
– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…
– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.
– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.
– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.
– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max
– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.
– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.
– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.
– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson
– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…
Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/
VI. Giải pháp đẩy lùi bệnh suy nhược thần kinh
-
Chăm sóc giấc ngủ
Giấc ngủ được coi là liệu pháp thư giãn tinh thần cho cơ thể. Một giấc ngủ tốt sẽ quyết định khả năng phục hồi của não bộ, cân bằng trạng thái để sẵn sàng cho ngày mới. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc còn giúp cho tinh thần phấn chấn, cải thiện triệu chứng suy nhược thần kinh hiệu quả.
-
Vận động thể chất
Luyện tập thể dục thể thao là một trong những biện pháp hiệu quả giúp tăng cường lưu thông máu và chức năng hệ thần kinh. Bạn có thể thực hiện những bài tập đơn giản như: đi bộ, đạp xe, tập thiền hoặc yoga hàng ngày để giúp giảm nguy cơ căng thẳng, suy nhược thần kinh
-
Kiểm soát căng thẳng
Người bị suy nhược thần kinh nên bố trí công việc, thời gian hoạt động trí óc hợp lý, tránh lao động quá sức; học cách chia sẻ áp lực trong cuộc sống và dành thời gian thư giãn bằng các hoạt động giải trí như: nghe nhạc, du lịch, xem phim,…
Hi vọng rằng bài viết trên đây của BNC Medipharm đã giúp bạn đọc tìm hiểu rõ về top 3 nguyên nhân gây suy nhược thần kinh, để cải thiện bệnh hiệu quả tốt nhất người bệnh hãy kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học với rèn luyện thể dục thể thao, giữ cho tinh thần luôn thoải mái , cần đi khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời tránh gây ra những hậu quả không mong muốn
Cần hỗ trợ tư vấn về sức khỏe xin hãy gọi cho BNC Medipharm theo đường dây nóng: 0333.039.906 để được tư vấn 24/7.