11 Tác hại của thức khuya bạn không nên chủ quan

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tình thần của mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng biết và ý thức về tác hại của thức khuya, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Sau đây BNC Medipharm sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về 11 tác hại của thức khuya bạn không nên chủ quan nhé.

Xem thêm:

Giấc ngủ và mối liên hệ mật thiết với đồng hồ sinh học của cơ thể

Mỗi người đều có đồng hồ sinh học, đây chính là thời gian biểu chính xác nhất để cơ thể khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vào các khoảng thời gian khác nhau, cơ thể sẽ đảm nhận những nhiệm vụ không giống nhau, cụ thể là:

Đồng hồ sinh học của cơ thể
                                                                   Đồng hồ sinh học của cơ thể

Đồng hồ sinh học các hoạt động của cơ thể:

+ Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này nên giữ trạng thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn.

+ Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.

+ Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say

+ Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.

+ Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này.

+ Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn.

+ Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.

Theo đồng hồ sinh học này thì cơ thể cần có một giấc ngủ đủ và đúng giờ để đảm bảo tốt nhất cho các hoạt động cần thiết. Trẻ em cần ngủ 10 – 12 giờ/ngày, thanh thiếu niên cần ngủ 7 – 9 giờ/ ngày và người trưởng thành cần ngủ 7 – 8 giờ/ngày để đạt được các lợi ích cho sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thức khuya là gì?

  • Căng thẳng, áp lực kéo dài dẫn đến mất ngủ và thức khuya:

Khi căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ tự động sản sinh nhiều nội tiết tố để cơ thể có thể thích nghi với căng thẳng. Tình trạng này kéo dài với tần suất liên tục sẽ hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  • Thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ:

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ khiến xung điện não bộ hoạt động mạnh, từ đó dẫn đến việc khó ngủ và thức khuya. Tình trạng thức khuya kéo dài liên tục nhiều ngày sẽ khiến cơ thể tự động hình thành đồng hồ sinh học. Điều này cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến nhịp sinh hoạt.

  • Sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ:

Sử dụng các loại đồ uống như rượu, bia, các loại trà, cà phê vào buổi tối trước khi ngủ sẽ khiến não bộ hưng phấn, tỉnh táo và dẫn đến khó ngủ ngay sau đó.

Giấc ngủ ngon đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe

Trên thực tế, giấc ngủ cũng quan trọng như chế độ ăn uống lành mạnh và việc luyện tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ, chẳng hạn như áp lực từ công việc, học tập, và nhiều yếu tố khác.

Hệ miễn dịch được cải thiện: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể có đủ thời gian để sửa chữa được các mô bị tổn thương đồng thời tiết ra một số hormone giúp chống viêm, nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Một giấc ngủ có chất lượng tốt làm giảm khối lượng công việc của tim do huyết áp và nhịp tim giảm vào ban đêm.

Tăng đề kháng cho cơ thể: Trong thời gian ngủ, hệ miễn dịch sẽ tiết ra nhiều hợp chất gọi là cytokines. Một số cytokines rất cần thiết trong việc bảo vệ hệ miễn dịch chống lại các chứng viêm và nhiễm trùng. Nếu bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ thiếu cytokines và hệ miễn dịch của bạn sẽ bị suy giảm.

Cải thiện trí nhớ: Thực tế, không có loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào có thể cải thiện trí nhớ của chúng ta. Để duy trì một trí nhớ tốt và tinh thần sáng suốt, điều quan trọng là phải có đủ giấc ngủ và giấc ngủ sâu. Nếu các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ đưa ra những quyết định tốt nhất.

Cải thiện sự tập trung và năng suất trong học tập và làm việc: Giấc ngủ chất lượng đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của bộ não, bao gồm khả năng nhận thức, tập trung và hiệu suất làm việc. Điều này có thể tối ưu hóa khả năng cải thiện trí nhớ và giải quyết vấn đề.

11 Tác hại thức khuya bạn không nên chủ quan

  • Gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất tập trung, suy giảm trí nhớ

Chóng mặt là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất ở người thường xuyên bị mất ngủ hoặc thiếu ngủ. Ngủ không đủ giấc khiến dây thần kinh phải hoạt động với cường độ cao hơn, làm co mạch máu và tăng huyết áp.

Đây là lý do giải thích vì sao những người mất ngủ thường bị xây xẩm mặt mày, mất thăng bằng và chóng mặt. Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột, gây nguy hiểm đến tính mạng khi chúng ta tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao…

Năm 2011, các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Missouri (Missouri State University) đã công bố một nghiên cứu cho thấy rằng: Thiếu ngủ có liên quan đến những cơn đau đầu dữ dội. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc thiếu ngủ có thể dẫn đến hai loại đau đầu phổ biến là đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng.

Hệ thần kinh của chúng ta hoạt động mạnh vào ban ngày và cần nghỉ ngơi vào ban đêm. Khi bạn thức khuya, hệ thần kinh vẫn phải làm việc, lâu dần gây ra hiện tượng suy nhược thần kinh và suy giảm trí nhớ. Những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với những người ngủ đúng giờ và đủ giấc.

  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa da

Ban đêm là lúc các tế bào da được tái tạo nhanh hơn sơ với ban ngày. Việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của biểu bì.

Thức khuya sẽ làm cho da bị lão hóa nhanh chóng
                                        Thức khuya sẽ làm cho da bị lão hóa nhanh chóng

Điều này khiến cho da bị lão hóa sớm , xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, v.v….

Để giữ cho làn da trẻ đẹp, các bạn (đặc biệt là các chị em phụ nữ) nên tạo thói quen ngủ sớm và ngủ đầy đủ.

  • Suy giảm thị lực

Ban đêm là thời điểm mắt cần nghỉ ngơi sau cả một ngày làm việc. Thức đêm đòi hỏi mắt phải tiếp tục hoạt động trong điều kiện ánh sáng giới hạn, dẫn đến sự mệt mỏi và suy giảm thị lực theo thời gian.

  • Suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng

Một tác hại của thức khuya đối với thể chính là việc làm suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Nguyên nhân là do cơ thể không thể tiết đủ lượng hormone cần thiết cho khả năng miễn dịch trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến đến 4 giờ sáng. Đồng thời, cơ thể cũng dễ rơi và tình trạng thiếu năng lượng, mệt mỏi.

Chính vì vậy, người thức quá muộn thường có xu hướng dễ mắc phải các bệnh như cảm cúm, ho, dị ứng, đau đầu,…

  • Tăng cân không kiểm soát

Thức khuya để học bài, làm việc, xem phim, và các hoạt động tương tự thường khiến ta cảm thấy đói bụng và có nhu cầu ăn đêm cao hơn. Trong tình huống này, nếu không kiểm soát lượng thức ăn, đặc biệt là các món chiên hoặc chứa nhiều dầu mỡ, có thể dẫn đến việc tăng cân không kiểm soát. Đồng thời, hệ tiêu hóa phải đối mặt với áp lực để xử lý lượng thức ăn lớn gây áp lực lên dạ dày.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một nghiên cứu về giấc ngủ tại Bệnh viện Brigham & Women (Boston) đã chỉ ra rằng, người thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên 39% so với những người có giấc ngủ đủ. Đồng thời, mỗi lần thay đổi thói quen ngủ cũng dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh tim lên 11%.

  • Dạ dày và hệ tiêu hóa kém

Căng thẳng đầu óc do thức khuya là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề về dạ dày. Điều quan trọng cần lưu ý là giấc ngủ là thời điểm tế bào niêm mạc dạ dày được phục hồi và tái tạo. Thức khuya khiến cho các tế bào niêm mạc dạ dày không có cơ hội nghỉ ngơi, dẫn đến sự suy yếu của chúng. Hơn nữa, thức khuya thường làm cho dạ dày tiết ra nhiều dịch hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển viêm loét dạ dày. Đối với những người đã mắc bệnh dạ dày từ trước, thức khuya có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Nhiều yếu tố miễn dịch của cơ thể được hình thành trong giấc ngủ. Việc thức khuya hay thiếu ngủ thường xuyên sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi các hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ thúc đẩy các tế bào ác tính hình thành, từ đó có nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở người.

Các nhà khoa học chỉ ra, thiếu ngủ gây suy giảm lượng hormone melatonin. Đối với cơ thể con người, melatonin có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, đảm bảo chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp cân bằng các hormone khác, chống lại ung thư. Đáng chú ý hơn, melatonin chủ yếu được sản xuất vào ban đêm khi con người chìm vào giấc ngủ. Việc tiếp xúc với ánh sáng trong thời điểm này sẽ làm giảm lượng hormone được tiết ra.

  • Tăng nguy cơ gây đột quỵ gấp 4 lần

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến đột quỵ, thức khuya chính là một trong số đó. Bởi vì áp lực cuộc sống khiến nhiều người luôn trong trạng thái căng thẳng và lo toan suy nghĩ, làm việc muộn tới khuya. Để giải thích cho tình trạng này, các chuyên gia cho rằng, việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến hệ thần kinh giao cảm được kích thích, làm tăng nhịp tim, áp lực lên tim và các cơn co thắt trong cơ tim, từ đó sẽ khiến tim làm việc quá tải, hoạt động bơm máu kém dễ dẫn đến hình thành các cục máu đông, dẫn đến đột quỵ.

Thức khuya nhiều sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần
                            Thức khuya nhiều sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần
  • Gây rối loạn nội tiết tố

Trong thời gian ngủ, cơ thể bài tiết ra hormone cân bằng giúp cơ thể tránh rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết. Ở những người thường xuyên thức khuya hay ngủ không đủ giấc làm cho hormone bị thiếu hụt hay mất cân bằng. Ở phụ nữ những người thường xuyên thức khuya gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung…

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tâm thần

Những người ngủ muộn dễ bị căng thẳng hơn rất nhiều so với người ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Nếu tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc vẫn tiếp diễn có thể gây ra rối loạn tâm thần như trầm cảm. Hơn thế nữa, nhiều người thức khuya vì khó đi vào giấc ngủ có xu hướng tìm đến các loại thuốc an thần, thuốc ngủ. Điều này không giải quyết được gốc rễ vấn đề mà còn làm tăng mức độ căng thẳng khiến chứng rối loạn tâm thần ngày một trầm trọng hơn.

Trên đây là bài viết về 11 Tác hại thức khuya bạn không nên chủ quan, hi vọng rằng bài viết của BNC Medipharm đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Cần hỗ trợ tư vấn về sức khỏe vui lòng gọi tới hotline: 0333.039.906 để được tư vấn 24/7. Xin cảm ơn!

>>Mách bạn:Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên bạn dùng Super Power Neuro Max

Super Power Neuro max có tác dụng:

– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…

– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…

 – Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng

– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….

– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu

– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.

– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.

– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.

– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Super Power Neuro Max -Hộp 30 viên
                                     Super Power Neuro Max -Hộp 30 viên

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max

– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.

– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.

– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.

– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson

– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…

Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.