Đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Đau đầu, chóng mặt và buồn nôn là biểu hiện thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người,gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nếu biểu hiện này sảy ra thường xuyên chứng tỏ báo hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy để tìm hiểu đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? mời đọc giả cùng BNC Medipharm đi giải đáp qua bài viết sau nhé.

Xem thêm:

I. Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn là bệnh gì?

Đau đầu, chóng mặt và buồn nôn là sự kết hợp của nhiều dấu hiệu có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân và tình trạng bệnh lý khác nhau. Các nguyên nhân có thể bao gồm đau nửa đầu, chấn thương sọ não, viêm não và nhiều khả năng khác. Đồng thời, những triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của cơ thể đang mệt mỏi và kiệt sức.

II. Nguyên nhân do đâu?

1. Do bị rối loạn tiền đình

Đây là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não, gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể của người bệnh. Khiến cho người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, chói mắt, buồn mửa và sự lảo đảo khi đi bộ.

2. Đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu gây ra cảm giác đau dữ dội và nhói ở một bên đầu. Người bị đau nửa đầu thường trải qua các triệu chứng bao gồm chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, và mùi gây khó chịu. Khi đau nửa đầu trở nên nặng nề hơn và xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng như sốt, co giật, khó nói chuyện, thị lực bất thường, hoặc cảm giác cứng cổ, người bệnh cần nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Đau nửa đầu là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt buồn nôn
            Đau nửa đầu là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt buồn nôn

3. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Chóng mặt tư thế kịch phát là một tình trạng thường xảy ra khi chúng ta thay đổi tư thế đầu một cách đột ngột, ví dụ như khi ngồi dậy, đứng nhanh lên, ngẩng đầu lên cao hoặc cúi xuống một cách đột ngột. Ngoài triệu chứng đau đầu, cảm giác chóng mặt, và buồn mửa, người bệnh cũng có thể trải qua mất cân bằng, lảng lảng và giảm thị lực khi chóng mặt kịch phát tư thế lành tính. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó có thể tăng nguy cơ té ngã và gây ra tai nạn cho người bệnh.

4. Thiểu năng tuần hoàn não

Triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não, còn gọi là rối loạn tuần hoàn não, có thể bao gồm: đau đầu, buồn mửa, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ (bao gồm thiếu ngủ, mất ngủ, và ngủ không sâu), cảm giác mệt mỏi, dễ cáu gắt, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Bệnh này xuất phát từ sự thiếu hụt máu, oxy và dưỡng chất cần thiết để cung cấp cho não, thường do mạch máu bị xơ vữa.

5. Say tàu xe

Khi xe, tàu hỏa, máy bay, thuyền,… di chuyển vô tình làm cơ thể chúng ta khó giữ được thăng bằng dẫn đến hiện tượng say tàu xe với những biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Thậm chí là nôn ói diễn ra ở nhiều người. Bên cạnh đó, khi say tàu xe, mọi người có thể nhận thấy da nhợt nhạt, đổ mồ hôi và dễ cáu kỉnh…

6. Uống nhiều rượu, bia

Cảm giác đau đầu, chóng mặt và buồn mửa sau khi uống nhiều rượu bia có thể được lý giải khi chất cồn đi qua niêm mạc ruột non và dạ dày, sau đó thấm vào máu, gây sự loãng máu và làm mất cân bằng hóa học trong cơ thể. Ngoài ra, khi tiêu thụ quá nhiều, người ta cũng có thể trải qua hiện tượng nói lắp, buồn ngủ, phản xạ chậm, và thậm chí cảm giác mắt nhòa.

7. Sự thay đổi của thời tiết

Người có hệ thống miễn dịch yếu thường dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trong những thời kỳ giao mùa, khi họ dễ mắc các bệnh như cảm cúm. Các triệu chứng thường bao gồm sốt, ho, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu và chóng mặt. Đôi khi, họ có thể phải đối mặt với những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm phế quản hoặc viêm phổi.

8. Ốm nghén ở phụ nữ mang thai

Chóng mặt và buồn nôn thường là hai dấu hiệu phổ biến mà phụ nữ thường trải qua trong giai đoạn đầu của thai kỳ, do các biến đổi trong nội tiết tố. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cũng thường trải qua các triệu chứng như mệt mỏi, sưng và đau ngực, tăng tần số đi tiểu, cảm giác thèm ăn và đặc biệt là đau đầu và đau nhức người.

Phụ nữ mang thai thường gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn ở giai đoạn đầu thai nghén
    Phụ nữ mang thai thường gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn ở giai đoạn đầu thai nghén

9. Lượng đường trong máu thấp

Đường (glucose) là một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng giúp duy trì hoạt động của cơ thể. Khi nồng độ đường trong máu giảm xuống mức quá thấp (gọi là hạ đường huyết), người ta có thể trải qua các triệu chứng như run rẩy, chóng mặt, buồn mửa, đau đầu, đổ mồ hôi, da mất màu, nhịp tim nhanh và tình trạng cáu gắt.

10. Lo lắng quá độ

Một cơn lo lắng hoặc hoảng loạn xảy ra khi phải đối mặt với căng thẳng cực độ có thể dẫn đến các triệu chứng thể chất như chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực, đau đầu, đổ mồ hôi, và nhịp tim tăng. Thời gian kéo dài của các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, và buồn nôn sẽ phụ thuộc vào mức độ lo lắng và hoảng sợ của mỗi người.

11. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và mệt mỏi. Khi xuất hiện những phản ứng phụ này, mọi người nên báo cáo ngay với bác sĩ để có thể điều chỉnh loại thuốc hoặc liều lượng phù hợp hơn.

Ngoài ra, đau đầu, chóng mặt và buồn nôn có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như ngộ độc thực phẩm, huyết áp cao, lạc nội mạc tử cung, viêm amidan, sốt xuất huyết, tiền sản giật, u não… Bên cạnh đó, nhiều người có thể trải qua triệu chứng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn sau khi tiêu thụ cà phê, thức khuya, hoặc sử dụng điện thoại liên tục trong thời gian dài.

III. Triệu chứng của bệnh

Đau đầu, chóng mặt và buồn nôn là cảm giác sai lệch trong việc cảm nhận sự di chuyển của cơ thể so với không gian hoặc của không gian so với cơ thể, cảm giác rằng đồ vật đang xoay tròn xung quanh bạn hoặc bạn đang xoay tròn xung quanh đồ vật.

Người mắc chứng chóng mặt và đau đầu thường gặp khó khăn trong việc duy trì thăng bằng và có thể cảm thấy không ổn khi di chuyển. Họ có thể trải qua buồn nôn hoặc nôn mửa, ù tai, và mất khả năng nghe rõ. Triệu chứng chóng mặt thường trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc xoay đầu đột ngột. Do đó, để giảm điều này, bệnh nhân thường cố gắng duy trì một tư thế tĩnh, mắt nhắm nghiền.

IV. Bệnh có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Ngoài việc cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức thông thường, việc trải qua đau đầu, chóng mặt và buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Điều này bao gồm cả chấn thương thần kinh do va đập khi tham gia thể thao hoặc gặp tai nạn giao thông. Vì thế, có thể nói các triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn rất nguy hiểm và không nên chủ quan.

V. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, đau đầu chóng mặt buồn nôn ở mức độ từ nhẹ đến vừa có thể tự khỏi. Đối với một số trường hợp khác, những triệu chứng này là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện cơn đau đầu với mức độ nghiêm trọng hoặc tình trạng đau đầu buồn nôn nặng hơn.
Cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị buồn nôn đau đầu kèm theo các dấu hiệu như sau:

+ Nói lắp

+ Nhầm lẫn

+ Chóng mặt

+ Cứng cổ và sốt

+ Nôn hơn 24 giờ

+ Không đi tiểu được trong 8 tiếng hoặc hơn.

+ Mất ý thức

VI. Cách điều trị và phòng ngừa chứng bệnh này ra sao?

1. Cách điều trị

1.1 Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng

  • Acetyl – DL – leucine: 500mg (ống tiêm, viên nén): có tác dụng tốt đối với tất cả các trường hợp chóng mặt do bất kỳ nguyên nhân nào. Chống chỉ định với những người bệnh quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc phụ nữ mang thai.
  • Metoclopramide HCL: 10mg (ống tiêm, viên nén): chỉ định cho bệnh nhân chóng mặt kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn.
  • Meclozine: viên nén 25mg: có tác dụng giảm triệu chứng chóng mặt và phòng say tàu xe.
Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hiệu quả
             Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hiệu quả
  • Flunarizine: chỉ định trong điều trị nhức đầu Migraine và triệu chứng chóng mặt do các nguyên nhân khác.
  • Chống chỉ định đối với bệnh nhân trầm cảm hoặc mắc bệnh Parkinson, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Các thuốc có tác dụng giãn mạch: ginkgo biloba viên nén 40mg, piracetam ống tiêm 3g hoặc viên nén 800mg.

1.2  Điều trị theo nguyên nhân và thay đổi lối sông khoa học

– Bỏ rượu, ma túy.

– Điều trị kháng sinh nếu nguyên nhân gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt là do viêm tai giữa.

– Điều trị kháng sinh kháng virus nếu nguyên nhân gây triệu chứng là do Zona.

– Điều trị ngoại khoa cắt bỏ khối u trong trường hợp có khối u ở vùng đầu gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

– Điều trị phục hồi chức năng phối hợp: chỉ định cho người bị chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình hoặc chóng mặt tư thế lành tính kịch phát.

– Thường xuyên kiểm tra huyết áp, nếu có tăng huyết áp phải điều trị sớm.

– Nên ăn nhiều rau tươi và quả chín, tránh làm việc căng thẳng, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, giữ cân nặng ở mức hợp lý.

2. Cách phòng ngừa

Dưới đây là một số cách để phòng ngừa tình trạng đau đầu, chóng mặt , buồn nôn hiệu quả tại nhà như:

+ Ngủ đủ giấc

+ Uống đủ nước

+ Chế độ ăn uống cân bằng

+ Tránh dùng quá nhiều caffeine hoặc rượu

+ Ra tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi nấu ăn để giảm nguy cơ mắc cảm lạnh

+ Thắt dây an toàn và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và các môn thể thao tiếp xúc để tránh các chấn thương đầu

+ Tránh các tác nhân gây đau nửa đầu, như căng thẳng, mùi, ánh sáng…

Hi vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi: Đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Mong rằng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích. Xin cảm ơn!

>>Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị đau đầu chóng mặt buồn nôn Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max 

Super Power Neuro max có tác dụng:

– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…

– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…

 – Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng

– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….

– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu

– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.

– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.

– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.

– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Super Power Neuro Max -Hộp 30 viên
                                             Super Power Neuro Max -Hộp 30 viên

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max

– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.

– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.

– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.

– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson

– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…

Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.