Đau nửa đầu bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

Chứng đau nửa đầu bên trái là tình trạng khá phổ biến hiện nay đặc biệt là giới trẻ, bệnh khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy để tìm hiểu đau nửa đầu bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục ra sao mời bạn đọc cùng BNC Medipharm đi giải đáp qua bài viết sau đây nhé.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu về đau nửa đầu bên trái

1.1 Đau nửa đầu bên trái là gì?

Đau nửa đầu bên trái không phải là bệnh, nó có thể là triệu chứng của bệnh lý đau nửa đầu migraine, đau đầu do căng thẳng, đau đầu cụm hoặc kết quả của một vấn đề sức khỏe khác như một khối u não, đột quỵ, nhiễm trùng,…

 

Đau nửa đầu bên trái
                                              Đau nửa đầu bên trái

Khi bị đau nửa đầu bên trái, người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói, đau buốt ở một vị trí nhất định bên trái đầu. Một số trường hợp cơn đau có thể lan đến cổ, răng, sau mắt. Đi kèm với triệu chứng đau đầu bên trái còn có nhiều dấu hiệu khác như thay đổi tầm nhìn, nhạy cảm với âm thanh, chóng mặt buồn nôn, nôn,…

Các biểu hiện đặc trưng cho hội chứng đau nửa đầu Migraine gồm:

+ Đau buốt, tê nhức, đau âm ỉ 1 bên đầu;

+ Khi hoạt động có xu hướng gia tăng cơn đau nửa đầu;

+ Nôn, buồn nôn, sợ ánh sáng gia tăng khi hoạt động;

+ Người bệnh thấy nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và mùi hương;

+ Cơn đau chủ yếu tập trung ở hốc mắt bên trái và quanh thái dương. Đau theo kiểu đập tương ứng với nhịp đập của mạch máu, đồng thời kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.

2. Nguyên nhân gây ra đau nửa đầu bên trái

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nửa đầu bên trái, trong đó có thể kể đến như:

– Do căng thẳng: Áp lực từ cuộc sống, công việc và học tập có thể làm cho hệ thần kinh bị mệt mỏi và suy nhược, dẫn đến đau nửa đầu bên trái.

– Do bị thiếu máu: Sự thiếu hụt máu có thể dẫn đến việc cơ quan thần kinh không nhận được đủ lượng máu cần thiết, gây ra đau ở một nửa đầu. Để cải thiện trạng thái này, người bị thiếu máu nên bổ sung thức phẩm giàu sắt và kẽm để tăng cường trí nhớ và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự sản xuất hồng cầu.

– Do mắc bệnh cảm cúm, sốt: Sốt cao và cảm cúm có thể gây biến đổi trong nồng độ serotonin trong não. Ngoài ra, việc cung cấp oxy đầy đủ đến não bị giảm, dẫn đến tình trạng đau đầu.

Mắc bệnh cảm cúm , sốt cũng là một trong số những nguyên nhân gây đau đầu
     Mắc bệnh cảm cúm , sốt cũng là một trong số những nguyên nhân gây đau đầu

– Do thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc: Sự thiếu ngủ hoặc mất ngủ cũng có thể dẫn đến cảm giác đau ở một nửa đầu bên trái. Lúc này, thần kinh không được nghỉ ngơi, tạo nên tình trạng căng thẳng, suy nhược và mệt mỏi.

– Sử dụng các chất kích thích: Sử dụng các chất kích thích có thể gây sự thay đổi trong hoạt động của cơ quan cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh.

– Nằm ngủ sai tư thế: Nằm ngủ không đúng tư thế có thể làm giảm lưu lượng máu đến não và gây ra cảm giác đau đầu sau khi thức dậy.

– Môi trường làm việc ít vận động: Người làm công việc văn phòng, đặc biệt là những người phải ngồi nhiều hoặc làm việc liên tục trước máy tính và điện thoại, có thể gặp vấn đề về tuần hoàn máu không đều.

– Do chế độ ăn uống không đủ chất: Việc không cung cấp đủ dưỡng chất qua chế độ ăn uống có thể gây máu không đủ để nuôi dưỡng não, dẫn đến cảm giác đau đầu.

3. Triệu chứng của đau nửa đầu bên trái

Tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng của đau nửa đầu bên trái có thể thay đổi. Thông thường, người mắc bệnh sẽ trải qua cảm giác đau đầu ở bên trái, và cơn đau này có thể xuất hiện theo chu kỳ.

– Dưới đây là một số triệu chứng của đau nửa đầu bên trái:

+ Người bệnh sẽ đau từng cơn ở bên trái đầu, hốc mắt và xung quanh thái dương.

+ Cơn đau sẽ tăng nhiều hơn khi vận động và theo kiểu giật liên hồi.

+ Người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt và có cảm giác ngứa ở mặt hoặc các chi, tê nửa đầu trái.

+ Sụp mí mắt và chảy nước mũi, đổ nhiều mồ hôi, cổ họng cứng, hạn chế khả năng vận động.

4. Cách khắc phục tình trạng đau nửa đầu bên trái

4.1 Điều trị tại nhà:

Phương pháp điều trị đau nửa đầu bên trái rất được quan tâm. Khi bạn gặp phải tình trạng này, trước khi tới gặp bác sĩ, có thể thử giảm cơn đau đầu tại nhà bằng các biện pháp sau đây:

  • Đắp một miếng gạc ấm hoặc mát lên đầu, cổ hoặc cả hai.

  • Ngâm mình trong bồn nước ấm, tập thở sâu hoặc nghe một bản nhạc nhẹ để thư giãn, giảm bớt căng thẳng.

  • Ăn một miếng bánh ngọt nếu lượng đường trong máu hạ thấp.

  • Massage nhẹ cổ, vai, đầu và thái dương.

  • Nghỉ ngơi trong không gian tối, yên tĩnh.

  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol).

4.2 Điều trị tại bệnh viện theo phác đồ của bác sĩ

Nếu bạn trải qua đau nửa đầu bên trái, quan trọng nhất là bạn nên tới bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ xem xét mức độ và nguyên nhân gây đau và sau đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Điều này có thể bao gồm việc kê đơn thuốc giảm đau đầu, đề xuất bổ sung vitamin hoặc dưỡng chất, và điều chỉnh chế độ ăn uống.

Trong một số trường hợp đặc biệt, khi nguyên nhân của đau nửa đầu là phức tạp hoặc liên quan đến bệnh lý hoặc chấn thương, bác sĩ có thể đề xuất việc nhập viện để tiến hành theo dõi chặt chẽ và điều trị phù hợp.

5. Những ai thường mắc đau nửa đầu bên trái

Bất kể ai cũng có thể xảy ra tình trạng đau nửa đầu trái. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu bên trái cao hơn bao gồm:

+ Những người thường xuyên trải qua căng thẳng, áp lực từ công việc và cuộc sống, hoặc có trầm cảm và rối loạn lo âu thường dễ phát triển đau đầu.

Những người thường xuyên bị áp lực bởi công việc cũng dễ bị đau nửa đầu
                     Những người thường xuyên bị áp lực bởi công việc cũng dễ bị đau nửa đầu

+ Người có thói quen sống chưa được khoa học, thời gian nghỉ ngơi ít, ngủ ít và ngủ không đủ giấc, uống nhiều thức uống chứa cồn, thường xuyên bỏ bữa,…

+ Phụ nữ cũng dễ bị đau đầu bên trái hơn so với nam giới do với yếu tố hormone thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, trong thai kỳ, tiền mãn kinh,…

6. Thường xuyên bị đau nửa đầu bên trái có nguy hiểm không?

Với tình trạng đau nửa đầu bên trái kéo dài và thường xuyên dễ bị chẩn đoán nguyên nhân gây đau đầu do viêm xoang và có thể dẫn đến điều trị không đúng bệnh. Người bị cơn đau nửa đầu trái hành hạ nếu để lâu sẽ gây ra các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe như suy giảm về trí nhớ, khó tập trung, trầm cầm thậm chí gây nên đột quỵ.

Một số trường hợp có biến chứng suy thoái võng mạc, gây mất thị lực và mù vĩnh viễn. Nếu không được điều trị sớm tình trạng đau nửa đầu còn gây ra biến chứng gây mãn tính, gây nhồi máu não và co giật ở người bệnh.

7. Cách phòng ngừa chứng đau nửa đầu bên trái 

Để phòng ngừa chứng đau nửa đầu bên trái, chúng ta nên:

– Thay đổi chế độ ăn uống: Nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đúng giờ, không được bỏ bữa.

– Kiểm soát các yếu tố kích thích chứng đau nửa đầu: Bạn nên theo dõi các loại thực phẩm hay đồ uống và các yếu tố khác gây nên chứng đau đầu và hạn chế tối đa sử dụng chúng. Không nên đến những nơi có ánh sáng mạnh hoặc âm thanh lớn gây kích thức cơn đau đầu.

– Tập thể dục: Duy trì hoạt động về thể chất với việc tập thể dục tối thiểu 3 ngày/ tuần sẽ giúp giảm được căng thẳng, dễ ngủ hơn và ít bị đau nửa đầu bên trái.

– Đảm bảo ngủ đủ giấc: Ngủ đúng giờ, không nên thức khuya để bản thân được nghỉ ngơi từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm chính là một chìa khóa giúp phòng ngừa bệnh đau đầu bên trái hay phải.

– Áp dụng các biện pháp thư giãn: Tập thiền và yoga các hoạt động như ngâm người và nước ấm, nghe nhạc, vẽ tranh,… có thể thư giãn, ngăn chặn cơn đau nửa đầu để tấn công.

– Duy trì chế độ sống lành mạnh: Nếu muốn phòng ngừa đau đầu ở bên trái, không nên hút thuốc hoặc sử dụng thức uống có cồn, các chất kích thích.

– Điều trị các loại bệnh lý: Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp hay các bệnh lý khác nên điều trị sớm để tránh được bệnh đau nửa đầu.

Trên đây là bài viết về chủ đề đau nửa đầu bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục của BNC Medipharm, hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Xin cảm ơn!

>>Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị đau nửa đầu bên trái Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max 

Super Power Neuro max có tác dụng:

– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…

– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…

 – Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng

– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….

– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu

– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.

– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.

– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.

– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Super Power Neuro Max - Hộp 30 viên
  Super Power Neuro Max – Hộp 30 viên

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max

– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.

– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.

– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.

– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson

– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…

Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.