Rối loạn tiền đình thường chia làm 2 loại: Rối loạn tiền đình trung tâm và rối loạn tiền đình ngoại biên, tuy nhiên ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm khoảng 90% trên tổng số người mắc bệnh rối loạn tiền đình, đây là con số rất đáng lo ngại. Vậy sau đây mời bạn đọc hãy cùng BNC Medipharm đi tìm hiểu rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? nguyên nhân , triệu chứng và cách phòng tránh bệnh như thế nào cho hiệu quả nhé.
Xem thêm:
- Người bị rối loạn tiền đình nên uống nước gì tốt nhất?
- Người rối loạn tiền đình ăn trái cây gì cho tốt?
- Giải đáp: Người bị rối loạn tiền đình ăn yến được không?
Nội dung bài viết
I. Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?
Rối loạn tiền đình ngoại biên là một dạng rối loạn tiền đình phổ biến. Bệnh tiền đình ngoại biên được hiểu là hội chứng rối loạn chức năng các cấu trúc bên trong của tai, thuộc về dây thần kinh 8. Biểu hiện “không lẫn vào đâu được” của bệnh này là bị chóng mặt khi thay đổi tư thế.
II. Nguyên nhân của bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên thường chia thành 2 nguyên nhân: nguyên nhân thường gặp và nguyên nhân tác động từ bên ngoài.
1. Nguyên nhân thường gặp
- Viêm tai xương chũm mãn tính.
- Mê nhĩ bị viêm.
- Chấn thương.
- Dây thần kinh số VIII xuất hiện khối u.
- Bệnh Meniere: Thường gặp từ 30 đến 50 tuổi, do tăng về thể tích trong hệ thống nội dịch vì sự giảm khả năng hấp thụ và tắc nghẽn các ống dẫn.
- Viêm dây thần kinh tiền đình do virus: Các bệnh do virus gây ra như zona, cảm cúm, thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng viêm dây thần kinh tiền đình. Chóng mặt có thể là một cơn duy nhất hoặc tái phát nhiều lần, nhưng nó thường không ảnh hưởng đến ốc tai.
- Do dùng kháng sinh nhóm Aminoglycosid: Sử dụng loại kháng sinh này sau khoảng 2-4 tuần có thể gây tổn thương vĩnh viễn cả hai bên mê đạo của tai, hậu quả là người bệnh bị mất thính lực không hồi phục.
- Một số thuốc lợi tiểu có thể gây rối loạn tiền đình ốc tai, có thể hồi phục được, nhưng trong một số trường hợp, khi dùng thuốc với liều lượng lớn, bạn sẽ không thể khỏi bệnh.
- Thuốc uống với liều lượng lớn có thể gây chóng mặt kèm theo ù tai.

- Do uống quá nhiều rượu, bia.
2. Nguyên nhân tác động từ bên ngoài
- Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm tiếng ồn ;
- Thời tiết thay đổi đột ngột;
- Áp lực, stress, lo âu căng thẳng kéo dài nhiều ngày ;
- Lối sống ít vận động hoặc thoái hóa đốt sống cổ làm tắc nghẽn mạch máu.
III. Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên
Triệu chứng được coi là đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình ngoại biên chính là chóng mặt khi thay đổi tư thế. Bệnh nhân sẽ có cảm giác bị dịch chuyển, mọi thứ xung quanh xoay tròn khiến người bệnh không để đứng vững. Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh lý lành tính, khi ở dạng nhẹ, các triệu chứng chóng mặt chỉ xuất hiện thoáng qua trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, khi rối loạn tiền đình ngoại biên trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ bị chóng mặt dữ dội và kéo dài liên tục, các triệu chứng có thể kèm theo bao gồm:
– Buồn nôn, ói mửa xuất hiện và kéo dài
– Giảm thính lực, ù tai, đầy tai, điếc tai
– Có thể xảy ra rối loạn vận mạch như da tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim
– Rung giật nhãn cầu, ngón tay bị chỉ lệch.
IV. Phân loại rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên được chia ra làm hai dạng là rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ và rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng.
Rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nhẹ: người bệnh thường có biểu hiện chóng mặt, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi; chóng mặt xảy ra sau chấn thương nhẹ ở vùng đầu; ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên.
Rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nặng: còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn rất nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng…
V. Cách phòng tránh rối loạn tiền đình ngoại biên
Để phòng bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên, mọi người cần tuân thủ những điều sau:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Luôn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không được để cho cơ thể ở trong tình trạng thiếu chất, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước, nói không với rượu bia và các chất kích thích khác, hạn chế ăn đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ, tuyệt đối không được bỏ bữa, nhịn ăn.
Vận động mỗi ngày: Điều này cực kỳ cần thiết, đặc biệt đối với những ai làm việc 8 tiếng mỗi ngày tại văn phòng. Do quỹ thời gian vận động của nhóm người này rất ít nên cần phân bổ thời gian một cách hợp lý để có khoảng thời gian tập luyện thể dục mỗi ngày. Một số bài tập thể dục bạn có thể tập như đi bộ, đạp xe, chạy bộ cho hiệu quả rất tốt trong việc phòng và điều trị bệnh.

Hơn nữa, cần giảm thiểu được những áp lực, stress, căng thẳng thường gặp trong cuộc sống, luôn giữ cho tinh thần luôn được sảng khoái, thoải mái. Hạn chế làm những công việc nặng nhọc, không được làm việc quá sức, điều này gây tổn hại rất nhiều đến sức khỏe và rất dễ mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình.
Hi vọng rằng bài viết trên đây của BNC Medipharm đã giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh rối loạn tiền đình ngoại biênlà gì? nguyên nhân , triệu chứng và cách phòng tránh bệnh, ngoài dùng thuốc điều trị bệnh nhân cũng cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe. Cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh từ những giai đoạn đầu để điều trị kịp thời tránh gây ra những biến chứng không mong muốn.
Cần hỗ trợ tư vấn sức khỏe xin hãy gọi 0333.039.906 để được tư vấn 24/7.
>>Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max
Super Power Neuro max có tác dụng:
– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…
– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…
– Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng
– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….
– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu
– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…
– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…
– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.
– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.
– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.
– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max
– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.
– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.
– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.
– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson
– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…
Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/