Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách điều trị

Mất ngủ là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ảnh hưởng nhiều đến người già và phụ nữ. Thiếu ngủ có thể khiến chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, mất tập trung và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hiệu suất công việc. Để tìm hiểu về mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị mời bạn đọc cùng BNC Medipharm qua bài viết sau đây.

Xem thêm:

I. Mất ngủ là bệnh gì? Các loại mất ngủ thường gặp

Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ có nhiều biểu hiện khác nhau như khó thụt vào giấc, không thể duy trì giấc ngủ sâu, thường xuyên thức dậy sớm mà chưa đủ giấc ngủ, hay không thể trở lại giấc ngủ sau khi thức giấc. Tình trạng mất ngủ có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

– Tình trạng mất ngủ thường được chia làm 2 dạng chính gồm: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính.

+ Mất ngủ cấp tính: là tình trạng mất ngủ tạm thời xuất hiện trong vài đêm hoặc một vài tuần. Đây là loại rối loạn mất ngủ thường gặp nhất và chiếm trung bình 30-40% dân số. Tình trạng này nếu không được cải thiện sớm và triệt để sẽ dẫn đến mãn tính.

+ Mất ngủ mãn tính: hay còn gọi là mất ngủ kéo dài là tình trạng kéo dài trên 1 tháng. Thông thường, người bệnh chỉ ngủ được 3-4 tiếng/ ngày, thường mất từ 30 phút đến 1 tiếng 30 phút mới có thể ngủ được, chất lượng kém, hay bị tỉnh giấc giữa chừng. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm như đau nửa đầu, tim mạch, sa sút trí tuệ, thậm chí đột quỵ…

II. Nguyên nhân gây mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ trong đó có:

Căng thẳng stress trong công việc và cuộc sống: Áp lực học tập, lo lắng về cuộc sống, suy nghĩ nhiều về công việc, chuyện tình cảm, gia đình. Đột ngột đối mặt với biến cố, sự kiện gây chấn thương tâm lý như mất người thân, ly hôn, mất việc…Đây là một trong những lý do mất ngủ.

Sử dụng rượu bia, chất kích thích: Các loại đồ uống có cồn như bia rượu hoặc chất chứa caffeine như cà phê thường khiến hưng phấn hệ thần kinh và dẫn tới hậu quả rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Sử dụng rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân gây mất ngủ
                Sử dụng rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân gây mất ngủ

Môi trường sống và thói quen sinh hoạt chưa phù hợp: Khi bạn thay đổi lịch làm việc liên tục, đi du lịch, di chuyển đến một nơi khác lệch múi giờ… có thể làm rối loạn nhịp sinh học. Ngủ không đúng giờ, ngủ trưa quá nhiều, lạm dụng thiết bị điện tử, tập thể dục muộn, thức khuya là những thói quen xấu dẫn đến mất ngủ.

Ăn quá nhiều và quá no vào buổi tối: Việc ăn quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc: Khi lạm dụng một số thuốc điều trị tăng huyết áp, corticoid, thuốc chống trầm cảm,…cũng có thể khiến các triệu chứng mất ngủ kéo dài xuất hiện.

Tuổi tác: Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây chứng mất ngủ. Người già thường khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm hơn so với nhóm người trẻ tuổi.

Mắc các bệnh lý mãn tính như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, viêm khớp,… thường gây ra những triệu chứng dễ nhận biết như cảm giác khó chịu, dai dẳng vào ban đêm, tạo điều kiện khó khăn cho người bệnh khi muốn vào giấc ngủ. Những người thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý này thường là những người lớn tuổi.

Xem thêm >>>  Hướng dẫn các mẹ cách nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc 

III. Triệu chứng của mất ngủ

Phần lớn những người mắc mất ngủ không có cảm giác sảng khoái khi thức dậy. Một số triệu chứng mất ngủ thường gặp bao gồm:

– Đau đầu: Nguyên nhân gây đau đầu khi mất ngủ kéo dài được cho là do thiếu máu tới tế bào thần kinh, và căng thẳng thần kinh. Triệu chứng đau đầu thường xuất hiện vào ban đêm và có thể khiến tình trạng mất ngủ kéo dài trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, một số người cũng có thể trải qua cảm giác đau đầu vào buổi sáng sau một đêm không ngủ đủ.

– Mệt mỏi, chán ăn: Khi không ngủ đủ và giấc ngủ không sâu, cơ thể sẽ không có đủ thời gian và điều kiện tốt nhất để phục hồi năng lượng. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi và mất hứng thú trong việc ăn uống.

– Rối loạn giấc ngủ: Dù là giấc ngủ trưa hay giấc ngủ tối, bệnh nhân đều gặp khó khăn trong việc đánh thức giấc ngủ. Đặc biệt vào ban đêm, họ rất dễ tỉnh giấc và gặp khó khăn khi muốn tiếp tục giấc ngủ. Kèm theo đó, họ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi và trạng thái tinh thần căng thẳng, khó chịu.

– Suy giảm trí nhớ, khó tập trung: Những trường hợp mắc chứng mất ngủ kéo dài và không được khắc phục kịp thời có thể gây suy giảm trí nhớ. Đồng thời, bệnh nhân cũng gặp khó khăn trong việc tập trung vào các hoạt động hàng ngày. Đối với học sinh và sinh viên bị mất ngủ, họ cũng gặp rất nhiều khó khăn khi cố gắng tập trung vào việc học tập.

– Các rối loạn tâm lý kèm theo: Tình trạng mất ngủ càng kéo dài thì càng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần, đặc biệt là bệnh trầm cảm.

– Thường xuyên biểu hiện cáu gắt, giận dữ và có tính cách nóng nảy trong giao tiếp với mọi người.

IV. Các biến chứng của mất ngủ gây ra

  • Làm teo não, tăng nguy cơ đột quỵ:

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Neuroscience (Mỹ), tình trạng này có thể làm giảm kích thước não tới 25%. Đặc biệt, đối với người trẻ, nguy cơ mắc đột quỵ sẽ tăng lên gấp 8 lần so với người không gặp vấn đề mất ngủ.

  • Gây rối loạn tâm lý, cảm xúc:

Khi mất ngủ kéo dài, người bệnh sẽ dễ rơi vào vòng xoáy của suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, và cảm giác cô đơn. Họ dần trở nên trầm cảm, mệt mỏi thần kinh, và gặp khó khăn trong việc giao tiếp xã hội.

  • Dễ béo phì:

Tình trạng này tác động đến hoạt động của não bộ, làm cho người ta cảm thấy đói nhanh chóng và thường xuyên có cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thèm ăn các thực phẩm giàu chất béo.

Mất ngủ kéo dài có thể gây ra béo phì và một số bệnh liên quan
             Mất ngủ kéo dài có thể gây ra béo phì và một số bệnh liên quan
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch:

Tình trạng mất ngủ hoặc giấc ngủ không liền mạch thường xuyên đe dọa hệ tim mạch, khiến hệ thần kinh căng thẳng và hoạt động quá tải, gây áp lực lên tim, tăng nhịp tim và huyết áp cao. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu, mất ngủ tăng 48% nguy cơ tử vong do các bệnh liên quan đến tim và các bệnh mạch vành.

  • Suy giảm sinh lý:

Các nghiên cứu từ tạp chí của Hiệp hội Y Học Hoa Kỳ (JAMA) đã chỉ ra rằng tác hại nghiêm trọng nhất của mất ngủ đối với nam giới là làm giảm đáng kể nồng độ testosterone trong cơ thể. Mức testosterone thấp có thể gây ra sự suy giảm trong sinh lý đấng mày râu, xuất hiện các triệu chứng như giảm ham muốn, rối loạn cương dương, và xuất tinh sớm…

  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư:

Thiếu ngủ và giấc ngủ không đủ làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú.

  • Ảnh hưởng xấu đến làn da, mái tóc:

Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ tăng tiết hormone cortisol, gây phá vỡ cấu trúc collagen, làm giảm độ đàn hồi và sự săn chắc của làn da. Do đó, da trở nên khô, tối màu, sạm nám và chảy xệ. Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể làm tăng tình trạng viêm da cơ địa, vảy nến và viêm da kích ứng, khiến các vấn đề da liên quan trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm >>>  Thiếu máu não uống thuốc gì tốt nhất?

V. Cách chẩn đoán tình trạng mất ngủ

Kiểm tra thói quen ngủ:

Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về lịch sử giấc ngủ của bạn, bao gồm mức độ buồn ngủ ban ngày, thời gian ngủ bao lâu, thói quen đi ngủ lúc nào, và từ khi bắt đầu có vấn đề giấc ngủ. Ngoài việc hỏi những câu hỏi này, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn điền vào một bảng câu hỏi để xác định kiểu thức ngủ và mức độ buồn ngủ ban ngày của bạn.

Khám sức khỏe:

Để tìm nguyên nhân gây mất ngủ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể sức khỏe và thăm khám để tìm các dấu hiệu của các vấn đề y tế có thể liên quan. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề liên quan đến tuyến giáp hoặc các tình trạng khác có thể gây mất ngủ.

Chẩn đoán bằng phương pháp đo đa ký giấc ngủ Polysomnography:

Nếu không rõ ràng hoặc phát hiện người bệnh có dấu hiệu của các rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngưng thở, hội chứng chân không yên, bác sĩ sẽ đề xuất người bệnh ở lại trung tâm y tế qua đêm để tiến hành các xét nghiệm và theo dõi. Bác sĩ cũng sẽ ghi lại các hoạt động của cơ thể trong khi bạn ngủ như sóng não, nhịp thở, nhịp tim, chuyển động mắt và chuyển động cơ thể.

Chẩn đoán bằng phương pháp thư pháp học (Actigraphy):

Đánh giá các chuyển động của cơ thể trong giấc ngủ thông qua việc sử dụng một thiết bị đeo ở cổ tay.

Kiểm tra độ trễ của giấc ngủ (MSLT): Đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ngủ rũ ban ngày.

VI. Những ai thường hay gặp tình trạng mất ngủ

Khó ngủ có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những đối tượng sau thường có nguy cơ cao mắc mất ngủ:

Người cao tuổi:

Người trong nhóm tuổi từ 60-65 dễ bị mất ngủ hơn do những thay đổi cơ thể liên quan đến quá trình lão hóa. Ngoài ra, người cao tuổi còn dễ mắc các bệnh lý và thường sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Phụ nữ:

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở phụ nữ trong nhiều giai đoạn của cuộc sống, bao gồm cả giai đoạn kinh nguyệt và mãn kinh. Tuy nhiên, mất ngủ khi mang thai thường xảy ra thường xuyên nhất. Trong giai đoạn mãn kinh, nữ giới thường bị bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm, điều này có thể gây gián đoạn giấc ngủ. Các số liệu thống kê cho thấy rằng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn so với nam giới.

Người đang mắc các bệnh lý:

Các bệnh mạn tính và cơn đau do các bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ. Một số bệnh thường gây ra mất ngủ bao gồm bệnh tiểu đường, viêm khớp, mất trí nhớ, Parkinson, đau cơ xơ hóa, và trào ngược đường tiêu hóa,…

Người đang gặp các yếu tố tâm lý:

Những người đang gặp các yếu tố tâm lý như căng thẳng, áp lực, và nhiều vấn đề trong cuộc sống thường có xu hướng gặp khó khăn trong việc ngủ và mất ngủ.

Người làm ca đêm/thay đổi múi giờ:

Những người phải thường xuyên làm ca đêm, có thời gian ngủ không cố định hoặc du lịch, du học ở một quốc gia có múi giờ khác cũng thường gặp khó khăn trong việc ngủ và dễ mắc mất ngủ.

Người có lối sống thiếu khoa học:

Việc hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động và ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ.

VII. Phương pháp điều trị mất ngủ

Sử dụng thuốc điều trị

Để giảm triệu chứng mất ngủ kéo dài, một số loại thuốc đã được phát triển để cải thiện tình trạng này nhanh chóng. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường không được khuyến khích sử dụng trong thời gian dài do tiềm ẩn các tác dụng phụ như buồn ngủ ban ngày, trạng thái mơ màng, vấn đề về thăng bằng, hay quên. Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng để điều trị mất ngủ:

  • Zolpidem
  • Eszopiclone
  • Zaleplon
  • Doxepin
  • Diphenhydramine
  • Melatonin
  • Thuốc điều trị các bệnh lý nguyên nhân: Tăng huyết áp, trào ngược dạ dày thực quản,… gây mất ngủ.
Xem thêm >>>  Chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Chẩn đoán và điều trị

Điều trị không sử dụng thuốc

Một số biện pháp chữa mất ngủ không sử dụng thuốc mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ. Bạn nên duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh tập quá gần giờ đi ngủ.
  • Thư giãn trước khi ngủ: Hãy cố gắng gạt bỏ lo lắng và những kế hoạch sang một bên. Bạn có thể thực hiện một vài việc giúp thư giãn trước khi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ, yoga hoặc thiền.
  • Hạn chế dùng chất kích thích: Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, mất ngủ. Vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần như nicotin, cafein có trong thuốc lá, trà, cà phê, rượu, bia…
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Sức khoẻ tinh thần đóng vai trò lớn đối với chất lượng giấc ngủ. Một số cách cải thiện sức khỏe tinh thần như ăn uống đầy đủ, tập luyện nhẹ nhàng, nghỉ ngơi điều độ…
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút.
  • Sử dụng các loại tinh dầu giúp ngủ ngon, các loại trà thảo mộc như trà hoa đậu biếc, trà hoa cúc, trà mộc lan,…cải thiện chứng mất ngủ.

VIII. Cách phòng ngừa chứng mất ngủ

– Duy trì lịch trình giấc ngủ và thức giấc nhất quán hàng ngày, bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần.

– Tập thể dục nhẹ nhàng giúp thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn.

– Hãy kiểm tra các loại thuốc bạn đang sử dụng để xem liệu chúng có thể góp phần gây ra mất ngủ hay không.

– Hạn chế giấc ngủ trưa quá mức. Thông thường, thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ trưa là từ 20-40 phút và không nên vượt quá 60 phút.

– Hạn chế hoặc tránh uống caffeine và rượu, và không sử dụng nicotine.

– Tránh ăn uống quá nhiều vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

– Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi hoặc sách điện tử trước khi đi ngủ, vì ánh sáng xanh từ những thiết bị này có thể làm bạn khó ngủ hơn.

không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, tránh gây mất ngủ
       không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, tránh gây mất ngủ

 

– Trước khi đi ngủ, hãy thư giãn nhẹ nhàng như tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.

Hi vọng rằng bài viết trên đây của BNC Medipharm đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách điều trị. Cần hỗ trợ tư vấn về sức khỏe hãy gọi tới hotline: 0333.039.906 tư vấn 24/7.

>>Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị mất ngủ Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max 

Super Power Neuro max có tác dụng:

– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…

– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…

 – Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng

– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….

– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu

– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.

– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.

– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.

– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Super Power Neuro Max -Hộp 30 viên
                                             Super Power Neuro Max -Hộp 30 viên

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max

– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.

– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.

– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.

– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson

– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…

Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.