Stress căng thẳng thần kinh và cách khắc phục

Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ người bị stress căng thẳng thần kinh ngày càng gia tăng do những áp lực về công việc, gia đình, cuộc sống. Tình trạng này kéo dài nếu không có phương thiện kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Vậy sau đây mời bạn đọc cùng BNC Medipharm đi giải đáp stress căng thẳng thần kinh và cách khắc phục qua bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

1. Stress căng thẳng thần kinh là gì?

Stress căng thẳng thần kinh là  cách mà cơ thể phản ứng lại khi đối mặt với những áp lực hoặc cố gắng thích nghi với các thay đổi từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong. Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra hormone, kích thích hệ thần kinh giao cảm gây gia tăng nhịp tim, thở nhanh.

2. Nguyên nhân gây stress căng thẳng thần kinh

Một số yếu tố gây ra stress căng thẳng thần kinh bao gồm:

Yếu tố bên trong:

  • Sức khỏe kém, ốm đau liên miên, thiếu các chất dinh dưỡng trong cơ thể, mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa,…
  • Thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, tạo áp lực cho bản thân, hy vọng quá nhiều xong thất vọng, mất ngủ, sử dụng các chất kích thích,…
Nguyên nhân gây stress căng thẳng thần kinh
                  Nguyên nhân gây stress căng thẳng thần kinh

Yếu tố bên ngoài:

  • Môi trường xung quanh ồn ào, ô nhiễm, có chứa tác động xấu,…
  • Do sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm hệ miễn dịch kém.
  • Các mối quan hệ xung quanh xung đột, hay xảy ra cãi vã.
  • Áp lực trong học tập, công việc, khó khăn về tài chính.

3. Triệu chứng của stress căng thẳng thần kinh

Triệu chứng về cảm xúc

  • Dễ bị kích động, thất vọng và ủ rũ
  • Cảm thấy choáng ngợp như thể bản thân đang mất kiểm soát
  • Nhiều lúc rất khó khăn để thư giãn và tĩnh tâm
  • Cảm thấy bản thân rất tồi tệ, cảm thấy cô đơn, vô giá trị và chán nản
  • Không muốn gặp gỡ, tiếp xúc với mọi người
  • Stress mãn tính còn có thể liên quan đến trầm cảm và các giai đoạn diễn tiến của trầm cảm.

Triệu chứng về thể chất

  • Thiếu năng lượng
  • Nhức đầu, gián đoạn giấc ngủ hoặc mất ngủ
  • Rối loạn tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, táo bón và buồn nôn
  • Đau mãn tính, thường xuyên đau nhức và căng cơ
  • Đau ngực và tim đập nhanh
  • Thường xuyên bị cảm lạnh và nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch
  • Mất ham muốn và/hoặc khả năng tình dục
  • Lo lắng và run rẩy, ù tai , tay chân lạnh hoặc đổ mồ hôi
  • Khô miệng và khó nuốt; Thường nghiến răng khi căng thẳng
  • Tim đập loạn nhịp
  • Thường xuyên đổ mồ hôi
  • Mụn trứng cá

Triệu chứng về tinh thần

  • Liên tục lo lắng
  • Có những suy nghĩ hoang tưởng
  • Hay quên và vô tổ chức
  • Mất khả năng tập trung
  • Khả năng nhận thức và phán đoán giảm
  • Trạng thái quan hoặc chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề

Triệu chứng về hành vi

  • Thay đổi cảm giác thèm ăn: không thèm ăn hoặc ăn quá nhiều.
  • Chần chừ và trốn tránh trách nhiệm
  • Sử dụng nhiều rượu, ma túy hoặc thuốc lá
  • Có nhiều hành vi lo lắng hơn, chẳng hạn như cắn móng tay, bồn chồn

4. Đối tượng dễ mắc stress căng thẳng thần kinh

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh stress căng thẳng thần kinh như:

  • Người có công việc làm ngoài trời

Tiếp xúc với ô nhiễm môi trường như tiếng ồn, không khí, thời tiết bất thường như nắng gắt, mưa bão, khói bụi… mỗi ngày sẽ làm gia tăng những mệt mỏi và áp lực. Các đối tượng phải kể đến trong nhóm này là thợ xây, người bán hàng, tài xế…

  • Người chịu áp lực từ gia đình và xã hội

Những người có công việc đòi hỏi kỹ năng cao, làm việc liên tục không nghỉ ngơi, làm việc liên tục với nhiều đồng nghiệp.. hay gia đình thường xuyên cãi vã, bất đồng, cha mẹ ly hôn, áp lực tiền bạc…. nằm trong diện bị stress rất cao. 

Đặc biệt, các đối tượng bị áp lực tâm lý từ gia đình thường có nguy cơ trầm cảm và tự tử rất cao. Bởi vì các áp lực gia đình này thường kéo dài liên tục trong nhiều năm. Một phần bản thân những người hay gánh chịu áp lực, căng thẳng từ gia đình thường là những người sống tình cảm, yếu đuối hoặc ít giao thiệp xã hội nên khả năng giải tỏa căng thẳng không tốt.

Những người chịu áp lực về gia đình thường dễ bị stress căng thẳng thần kinh
                Những người chịu áp lực về gia đình thường dễ bị stress căng thẳng thần kinh
  • Người ốm yếu, dị tật hay đang mắc bệnh

Thể chất ốm yếu, hay bệnh tật, thừa cân, béo phì, dị tật…. khiến nhiều người tự ti và mặc cảm, thấy mình vô dụng. Từ đó, thường bị căng thẳng, trầm cảm và thực hiện các hành động tiêu cực.

  • Người sống tình cảm, chân thành hoặc ít va chạm xã hội

Theo một số nghiên cứu xã hội, có một số người sinh ra bản tính đã dễ tin người, chân thành và tình cảm. Điều này khiến họ dễ bị tổn thương tâm lý, dẫn đến căng thẳng do bị lợi dụng lòng tin của họ.

Trẻ tuổi dậy thì hoặc thanh thiếu niên quen được bao bọc, mới bước ra ngoài xã hội, cũng thường gặp phải stress. Dù là nguyên nhân chủ quan (tính cách, suy nghĩ) hay khách quan (những biến động từ bên ngoài) thì đây cũng là những đối tượng có nguy cơ bị căng thẳng và trầm cảm rất cao trong xã hội hiện nay.

5. Hậu quả của stress căng thẳng thần kinh

* Về mặt sức khỏe thể chất

Stress căng thẳng thần kinh có thể gây ra các bệnh như:

  • Bệnh tâm thần kinh: Mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm…
  • Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực…
  • Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày – tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng…
  • Bệnh tình dục: giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giao hợp đau. di tinh, mộng tinh.
  • Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết…
  • Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy…
  • Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.

* Về mặt sức khỏe tinh thần

Song song với tác động về mặt thể chất, căng thẳng thần kinh gây ra tác động cả về mặt tinh thần. Các biểu hiện như:

– Rối loạn tâm thần: Căng thẳng mãn tính có liên quan tới tình trạng trầm cảm và lo âu cùng các triệu chứng sợ hãi, nhạy cảm, hoảng loạn vô cớ,… 1 nghiên cứu cho thấy những người bị căng thẳng do công việc có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 80% so với những người ít bị căng thẳng hơn;

– Run rẩy, mất ngủ: Khi bị áp lực hoặc căng thẳng, bộ não sẽ tiết ra nhiều loại hormone khiến chúng ta khó chìm vào giấc ngủ. Chính tình trạng mất ngủ kéo dài có thể gây cản trở quá trình phục hồi và sửa chữa các tổn thương trong cơ thể, dẫn tới hiện tượng tụt canxi, run rẩy, co quắp,…;

– Bệnh Alzheimer: Căng thẳng thần kinh có thể làm bệnh Alzheimer trở nên trầm trọng hơn, khiến các tổn thương ở não xuất hiện nhanh hơn. Nếu phải đối mặt với căng thẳng, áp lực quá thường xuyên, người bệnh có thể bị co rút não, mất trí nhớ, suy giảm miễn dịch,… Việc giảm thiểu căng thẳng có thể làm chậm quá trình tiến triển của căn bệnh này.

6. Cách khắc phục stress căng thẳng thần kinh

Để hạn chế tối đa tình trạng stress căng thẳng thần kinh, mọi người cần khắc phục những vấn đề sau:

Thay đổi thói quen sinh hoạt và lao động

  • Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ, không ngủ trưa quá lâu, điều chỉnh nhịp sinh học cho phù hợp;
  • Dành thêm thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, không làm việc quá nhiều;
  • Sắp xếp công việc phù hợp để đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm (trung bình 6 – 8 tiếng);
  • Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt là trước khi đi ngủ;
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, hợp lý;
  • Thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền,… trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn.

 Thay đổi chế độ ăn uống

  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin như quýt, cam, nho, dâu tây,… để giải phóng suy nghĩ tiêu cực;
  • Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa, rượu, bia, cà phê,… vì có thể khiến tình trạng mất ngủ và căng thẳng thần kinh càng thêm nghiêm trọng;
  • Sử dụng trà thảo mộc như trà gừng, trà mật ong, trà tâm sen,… để cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm căng thẳng.

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa

Ngoài việc xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nếu thấy các triệu chứng căng thẳng thần kinh không thuyên giảm. Việc thăm khám đóng vai trò quan trọng trong kiểm tra, đánh giá chính xác tình trạng, nguyên nhân gây căng thẳng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hi vọng rằng bài viết trên đây của BNC Medipharm đã giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề stress căng thẳng thần kinh và cách khắc phục. cần hỗ trợ tư vấn về sức khỏe hãy gọi 0333.039.906 để được tư vấn 24/7.

>>Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max 

Super Power Neuro max có tác dụng:

– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…

– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…

 – Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng

– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….

– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu

– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.

– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.

– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.

– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Super Power Neuro Max - Hộp 30 viên
                                  Super Power Neuro Max – Hộp 30 viên

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max

– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.

– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.

– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.

– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson

– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…

Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.