Mất ngủ thường xuyên nên uống thuốc gì hiệu quả? Đây là câu hỏi của rất nhiều đọc giả bởi khi bị mất ngủ thường xuyên sẽ khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải , khó tập trung trong công việc và học tập ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy sau đây mời đọc giả cùng BNC Medipharm đi giải đáp qua bài viết sau đây nhé.
Xem thêm:
- Mất ngủ tiền mãn kinh uống thuốc gì hiệu quả
- Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ phải làm sao?
- Hỏi đáp: Ăn gì chữa mất ngủ cho người già?
- Mất ngủ là triệu chứng của bệnh gì? Tìm hiểu về chứng mất ngủ
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh mất ngủ
Thông thường, mỗi người sẽ ngủ khoảng 7-8 tiếng/ngày với điều kiện giấc ngủ sâu, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, sau khi ngủ dậy cảm thấy khỏe khoắn, được tái tạo năng lượng.
Mất ngủ là một dạng bệnh lý được gọi là rối loạn giấc ngủ. Người bị mất ngủ có thể gặp các triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, thức dậy quá sớm, hay bị giật mình khi ngủ, không thể quay lại giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
– Chứng mất ngủ gồm có 2 dạng:
+ Mất ngủ cấp tính: là tình trạng mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng.
+ Mất ngủ mãn tính: là khi mất ngủ cấp tính không được điều trị mất ngủ kịp thời, dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng.
– Một số nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên gồm:
+ Áp lực, căng thẳng, rối loạn sức khỏe tâm thần:
Khi gặp các vấn đề tâm lý như áp lực công việc, chia tay người bạn đời của mình, sang chấn tâm lý do một sự kiện đột ngột nào đó (mất việc, người thân qua đời,…),… có thể làm rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất ngủ.
+ Thói quen ăn uống:
Ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày vào thực quản gây ợ chua, ợ nóng, gây khó chịu dẫn đến mất ngủ.
+ Thói quen sinh hoạt:
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, lịch ngủ không đều đặn, ngủ trưa quá mức,… đều có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, khiến bạn dễ bị mất ngủ hơn.
+ Thay đổi múi giờ:
Khi đi du lịch, đi học hoặc làm việc tại một quốc gia khác múi giờ, nhịp sinh học của cơ thể có thể bị gián đoạn dẫn đến mất ngủ.
+ Thuốc:
Một số loại thuốc như thuốc điều trị hen suyễn, huyết áp, thuốc dị ứng,… sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ của bạn. Do đó, một trong những cách chữa bệnh mất ngủ là cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Bệnh lý:
Chứng mất ngủ có thể xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý như hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư, tiểu đường, đau mãn tính,…
+ Các rối loạn liên quan đến giấc ngủ:
Một số rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên,… cũng khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
+ Sử dụng chất kích thích:
Chứng mất ngủ cũng có thể xảy ra khi bạn sử dụng các chất kích thích như rượu bia, trà, cà phê và các loại đồ uống chứa caffeine,… Hơn nữa, nicotin có trong thuốc lá cũng có thể khiến bạn mất ngủ.

+ Tuổi tác:
Tuổi tác cao cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Người già thường ngủ ngắn hơn, dễ bị giật mình thức giấc trong khi ngủ.
+ Ít hoạt động thể chất:
Ít vận động có thể khiến bạn mệt mỏi uể oải, muốn ngủ nhiều hơn vào buổi trưa, từ đó dẫn đến mất ngủ vào buổi tối.
– Các dấu hiệu nhận biết tình trạng mất ngủ thường xuyên như:
+ Khó đi vào giấc ngủ, phải trằn trọc, thao thức nhiều giờ đồng hồ mới có thể chìm vào giấc ngủ.
+ Giấc ngủ lại chập chờn, không sâu giấc, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm và khó có thể ngủ lại.
+ Thức dậy rất sớm và không có cảm giác vừa mới ngủ dậy.
+ Buổi tối cảm thấy khó ngủ nhưng ban ngày lại hay buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật.
+ Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không có sức sống, dễ nóng giận, cáu gắt.
+ Mất tập trung, suy giảm trí nhớ.
+ Cáu gắt, buồn chán hoặc lo âu.
+ Làm việc, học tập kém tập trung.
+ Căng thẳng nhức đầu.
+ Lo lắng thái quá về giấc ngủ.
– Bị mất ngủ thường xuyên gây ra những hậu quả gì?
+ Đối với sức khỏe:
- Tăng nguy cơ đột quỵ: Tình trạng mất ngủ đêm kéo dài liên tục sẽ làm cho cơ thể tăng sinh vượt quá mức các gốc tự do. Các gốc tự do dần tấn công và gây tổn thương đến mạch não, tạo nên những mảng xơ vữa cùng các huyết khối làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.
- Những vấn đề về tim mạch: Khi cơ thể không ngủ đủ giấc sẽ làm cho tim phải hoạt động liên tục dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim gây nên những vấn đề về tim mạch.
- Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao: Tình trạng mất ngủ về đêm có thể gây tổn thương đến các ADN và khả năng tự chữa lành gen của cơ thể, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
- Khả năng gặp phải các vấn đề về thần kinh: Khi giấc ngủ không được đảm bảo sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, lo lắng. Lâu dần sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, rối loạn khí sắc, rối loạn cảm xúc, hành vi,…
+ Đối với sắc đẹp:
- Tăng cân: Hệ tiêu hóa không thể chuyển hóa tốt thức ăn khi mất ngủ ban đêm liên tục, gây nên tình trạng tích trữ mỡ thừa, gia tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là những thực phẩm béo. Từ đó dẫn tới nguy cơ gây béo phì, mỡ máu, tiểu đường,…
- Lão hóa sớm: Ngủ không đủ giấc sẽ tác động đến nồng độ collagen trong cơ thể, khiến cho da xuất hiện nếp nhăn, mụn, sạm nám, tối màu da,…

+ Đối với cuộc sống:
- Mất tập trung, suy giảm trí nhớ: Tình trạng mất ngủ đêm khiến cho trí nhớ của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng, hay quên, lú lẫn. Ngoài ra, giấc ngủ không đủ sẽ làm cơ thể mệt mỏi, gây mất tập trung, phản xạ kém.
- Giảm hiệu suất làm việc: Một cơ thể uể oải, khó tập trung, trí nhớ kém thường ảnh hưởng trầm trọng tới hiệu suất làm việc.
- Mất dần các mối quan hệ: Người mất ngủ đêm khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân, họ thường cáu gắt, nóng giận với những người xung quanh và dần mất đi các mối quan hệ xã hội.
2. Vậy mất ngủ thường xuyên nên uống thuốc gì hiệu quả?
Một số loại thuốc có tác dụng trong việc an thần, thư giãn và điều trị mất ngủ như:
Thuốc bình thần:
+ Gồm có các thuốc như Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Rotunda,… Tác dụng của các thuốc này là giúp các người bệnh có giấc ngủ gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp mất ngủ ngắn và mức độ bệnh chưa trầm trọng, bởi việc dùng thuốc bình thần lâu ngày sẽ gây quen thuốc.
+ Lúc đó, dù tăng liều thuốc thì người bệnh vẫn bị mất ngủ. Lưu ý, không nên sử dụng nhóm thuốc bình thần nhiều quá 3 ngày. Bởi thuốc có tác dụng phụ là làm suy giảm trí nhớ.
Thuốc ngủ:
Gồm có các thuốc như Phenobarbital, Zolpidem,… Đây là nhóm thuốc có tác dụng mạnh, tuy nhiên, chúng cũng rất dễ gây quen thuốc tương tự như thuốc bình thần. Do đó, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong trường hợp mất ngủ ngắn và không trầm trọng. Lưu ý, cũng không nên dùng nhóm thuốc này nhiều quá 3 ngày. Khi sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu hay rối loạn tiêu hóa… Nếu lo lắng về tác dụng phụ, thắc mắc mất ngủ uống thuốc gì, có thể dùng thuốc này không, thì có thể yên tâm là khi dùng ngắn ngày thì các tác dụng phụ này cũng nhanh chóng hết khi người bệnh ngưng dùng thuốc.
Thuốc kháng histamin:
Gồm có các thuốc như Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,… Đây là các thuốc kháng histamin thế hệ cũ, chống dị ứng và gây ngủ khá mạnh. Thuốc được chỉ định dùng đối với các bệnh nhân mất ngủ do ngứa, gãi nhiều như hắc lào, eczema, tổ đỉa,… Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, khô mũi, mệt mỏi, ảnh hưởng đến trí não,… Khi sử dụng, người bị bệnh lưu ý không nên lạm dụng mà phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc an thần kinh mới:
Gồm có các thuốc như Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… Đây là các thuốc có tác dụng gây ngủ mạnh. Nếu sử dụng lâu dài thì sẽ gây béo do người bệnh cảm thấy ăn ngon miệng nên ăn nhiều hơn. Thuốc được chỉ định dùng cho trường hợp bị mất ngủ đối với các bệnh chán ăn tâm lý, trầm cảm, lo âu lan tỏa. Lưu ý, để tránh bị tăng cân thì khi dùng các thuốc này, bệnh nhân nên kiêng các chất dễ gây tăng cân như chất bột đường, chất ngọt, chất béo, ngoài ra, cần tích cực tập thể dục và vận động cơ thể.
Thuốc chống trầm cảm:
Gồm có các thuốc như Clomipramine, Mirtazapine,… là những loại thuốc điển hình thuốc nhóm thuốc trầm cảm 3 vòng. Mất ngủ thường xuyên có thể uống thuốc này bởi chúng tác động đúng cơ chế của giấc ngủ là hệ Serotonin trong não. Sử dụng trong thời gian dài không gây ra tình trạng quen thuốc. Tuy nhiên, thuốc lại không có tác dụng ngay lập tức. Thường sau 3 – 4 tuần điều trị, giấc ngủ mới được cải thiện rõ ràng. Ngoài ra, nhóm thuốc này gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, táo bón, gây bí tiểu ở bệnh nhân có u xơ tiền liệt tuyến. Thuốc thường được chỉ định dùng để điều trị mất ngủ do trầm cảm, lo âu, mất ngủ tiên phát, mất ngủ do đau (chấn thương, ung thư, đau dây thần kinh).
Các loại thuốc điều trị bệnh lý:
Tình trạng mất ngủ đêm có thể do một số bệnh lý như dị ứng, viêm khớp, dạ dày, tim mạch,… Tùy vào loại bệnh lý mắc phải và thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp nhằm giảm mức độ bệnh, từ đó cải thiện các triệu chứng mất ngủ thường xuyên.
Mất ngủ uống thuốc gì để tăng tác dụng của thuốc và hạn chế tác dụng phụ, thông thường, các bác sĩ sẽ kết hợp hai hoặc ba thuốc khác nhóm, thường gặp nhất là kết hợp ba nhóm thuốc bình thần (Bromazepam) – liều thấp, an thần mới (Olanzapine) và thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Clomipramine) – liều trung bình. Sau khoảng 2 tuần điều trị, các bác sĩ sẽ cắt thuốc bình thần. Sau khoảng 4 tuần điều trị, thì cắt tiếp thuốc an thần mới và chỉ duy trì thuốc chống trầm cảm 3 vòng trong thời gian tối thiểu là 36 tháng. Với cách kết hợp như vậy sẽ giúp người bệnh ngủ được ngay (nhờ thuốc bình thần và thuốc an thần mới). Sau khoảng 4 tuần điều trị, lúc thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng thì bỏ hai loại thuốc còn lại.
3. Cách phòng ngừa chứng mất ngủ thường xuyên
Để phòng ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng mất ngủ người bệnh nên:
– Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng trong suốt cả ngày: Việc này giúp giữ cho nhịp sinh học khỏe mạnh, giảm thời gian khó ngủ xuống khoảng 83%. Một nghiên cứu ở người lớn tuổi cho thấy hai giờ tiếp xúc với ánh sáng mạnh trong ngày làm tăng thời gian ngủ thêm hai giờ và hiệu quả giấc ngủ tăng 80%.
– Giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối: Ánh sáng xanh khiến bộ não nhầm lẫn và nghĩ rằng thời điểm đó vẫn là ban ngày. Đồng thời, nó cũng làm giảm các hormone như melatonin – là hormone giúp thư giãn và ngủ sâu. Một số phương pháp có thể áp dụng để giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh như đeo kính chặn ánh sáng xanh, cài ứng dụng chống ánh sáng xanh trên điện thoại, ngừng sử dụng thiết bị điện tử 2 giờ trước khi ngủ.
– Không sử dụng caffein vào cuối ngày: Trong một nghiên cứu gần đây cho biết tiêu thụ caffeine tới 6 giờ trước khi đi ngủ có thể làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ. Bởi vì, caffeine có thể tăng cao trong máu trong 6 – 8 giờ. Do đó, uống một lượng lớn cà phê sau 3 – 4 giờ chiều sẽ không được khuyến khích, đặc biệt là nếu bạn nhạy cảm với caffeine hoặc khó ngủ.
– Giảm thời lượng giấc ngủ trưa: Với những người thường xuyên mất ngủ đêm thì được khuyến khích chỉ nên ngủ trưa từ 30 phút trở xuống giúp tăng cường chức năng não ban ngày nhưng không gây mất ngủ về đêm.
– Cố gắng ngủ và thức giấc vào thời điểm cố định: Cơ thể có chức năng nhịp sinh học như một vòng lặp. Cho nên việc có giấc ngủ và thời gian ngủ phù hợp có thể hỗ trợ cho chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
– Không uống đồ uống có cồn: Rượu được biết là gây ra hoặc làm tăng các triệu chứng ngưng thở khi ngủ, ngáy và các kiểu ngủ bị gián đoạn. Nó cũng thay đổi việc sản xuất melatonin vào ban đêm, đóng vai trò chính trong nhịp sinh học của cơ thể.

– Không ăn tối muộn: Ăn khuya vào ban đêm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả chất lượng giấc ngủ và sự giải phóng hormone GH và melatonin.
– Thư giãn vào buổi tối: Một vài nghiên cứu nhận định rằng massage thư giãn có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người bị bệnh mất ngủ ban đêm. Một vài phương pháp thư giãn khác như nghe nhạc, đọc sách, tắm nước nóng…
– Tập thể dục thường xuyên: Một nghiên cứu thực hiện ở người lớn tuổi đã xác định rằng tập thể dục gần như giảm một nửa thời gian cần thiết để ngủ và cung cấp thêm 41 phút ngủ vào ban đêm. Hay ở những người bị mất ngủ trầm trọng, tập thể dục mang lại nhiều lợi ích hơn hầu hết các loại thuốc.
Hi vọng rằng bài viết trên đây của BNC Medipharm đã giúp bạn đọc tìm hiểu được vấn đề mất ngủ thường xuyên nên uống thuốc gì hiệu quả. Việc dùng thuốc sẽ điều trị nhanh chứng mất ngủ nhưng thường sẽ gây ra tác dụng phụ nên người bệnh không nên lạm dụng mà thay vào đó là cải thiện bằng chế độ sinh hoạt và ăn uống để bệnh được cải thiện tốt nhất. Cần hỗ trợ tư vấn hãy gọi 0333.039.906, tư vấn 24/7.
>>Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ thường xuyên Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max
Super Power Neuro max có tác dụng:
– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…
– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…
– Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng
– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….
– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu
– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…
– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…
– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.
– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.
– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.
– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max
– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.
– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.
– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.
– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson
– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…
Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/