Mất ngủ sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm trong giai đoạn đầu chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ thường phải dậy giữa đêm cho con bú, thay tã làm gián đoạn giấc ngủ khiến mẹ khó ngủ lại. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy phụ nữ sau sinh bị mất ngủ phải làm sao , sau đây mời bạn đọc hãy cùng BNC Medipharm tham khảo bài viết sau đây nhé.
Xem thêm:
- PM Nature Pro – Hỗ trợ điều trị mất ngủ, khỏ ngủ, ngủ không sâu giấc
- Mất ngủ tiền mãn kinh uống thuốc gì hiệu quả
- Hỏi đáp: Ăn gì chữa mất ngủ cho người già?
Nội dung bài viết
1. Mất ngủ sau sinh là gì?
Mất ngủ sau sinh là hiện tượng rối loạn giấc ngủ do những thay đổi về nội tiết tố, tinh thần mệt mỏi do phải chăm con, dẫn tới mất ngủ. Hiện tượng mất ngủ còn xảy ra khi bé ngủ ngon nhưng mẹ vẫn trằn trọc không ngủ được, tâm trạng bồn chồn, thao thức, giấc ngủ nông, không sâu, dễ bị tác động vào giấc ngủ.
2. Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh
Nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ sau sinh bị mất ngủ là:
2.1 Do nội tiết tố thay đổi
Sự thay đổi của nội tiết tố sau khi sinh sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và khó ngủ. Nồng độ estrogen thấp cũng là tác nhân dẫn đến các rối loạn giấc ngủ và chứng trầm cảm sau sinh.
2.2 Đổ mồ hôi vào ban đêm
Có thể mẹ chưa biết, sau sinh các hormone trong cơ thể mẹ sẽ cố gắng làm sạch lượng chất lỏng dư thừa mà cơ thể sản xuất trong thời gian mang thai. Điều này sẽ khiến mẹ bỉm đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, điều này cũng là nguyên nhân gây khó chịu và mất ngủ cho nhiều mẹ.
2.3 Rối loạn tâm trạng sau sinh
Đây là tình trạng mà rất nhiều bà mẹ sau sinh gặp phải, có mẹ sẽ bị trầm cảm sau sinh, có mẹ lại bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và rối loạn ám ảnh cưỡng chế… nhưng dù là 1 hay nhiều tình trạng trên thì hệ quả chung là các mẹ đều có thể đối mặt với sự thay đổi về giấc ngủ và đôi khi gây ra chứng mất ngủ.
2.4 Do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là một yếu tố nguy cơ gây mất ngủ. Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị thiếu máu, đặc biệt là ngay trước khi sinh. Phụ nữ bị ra máu nhiều khi sinh nở có thể bị thiếu máu trong thời kỳ hậu sản. Và người có mức độ sắt thấp sau khi sinh sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ sau sinh.
2.5 Nguyên nhân khác
Sau khi em bé ra đời, mẹ phải thường xuyên thức dậy nhiều lần trong đêm để cho con bú, thay tã, dỗ con ngủ,… Việc thức dậy quá nhiều lần trong đêm khiến chị em khó ngủ lại, dần dần giấc ngủ bị rối loạn.

Ngoài ra, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, phòng ngủ bí, kiêng khem quá nhiều sau sinh, vết mổ chưa lành gây đau nhức… cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bỉm.
3. Triệu chứng của mất ngủ sau sinh
Các triệu chứng mất ngủ nặng sau sinh thường đi kèm với các triệu chứng trầm cảm sau sinh. Các triệu chứng này gồm:
– Lo lắng: Phụ nữ bị mất ngủ sau sinh thường dễ bị lo lắng và trầm cảm trong thời kỳ hậu sản. Bản thân lo lắng có thể dẫn đến giấc ngủ bị xáo trộn, vì vậy đây có thể trở thành một nguyên nhân gây mất ngủ.
– Mệt mỏi: Do không được ngủ đủ giấc nên những người bị mất ngủ cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày. Đồng thời cũng thường gặp khó khăn khi tập trung khi suy nghĩ hoặc làm việc.
– Khó chịu: Khi không ngủ được, người bệnh sẽ cảm thấy cáu kỉnh hơn bình thường một cách tự nhiên. Mất ngủ có thể dẫn đến đau đầu vào ban ngày, điều này cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu.
– Thay đổi tâm trạng: Các bà mẹ mới sinh thường cảm thấy họ thường xuyên thay đổi tâm trạng. Đây có thể là sự kết hợp của sự thay đổi nội tiết tố và thiếu ngủ.
– Buồn bã: Mất ngủ có thể dẫn đến cảm giác buồn bã suốt cả ngày. Các bà mẹ mới sinh thường cảm thấy buồn hoặc khóc trong thời kỳ hậu sản. Trong trường hợp lo lắng rằng bản thân có thể bị trầm cảm sau sinh, các bà mẹ cần chia sẻ với người thân và nên đi khám sớm để được can thiệp phù hợp.
4. Hậu quả của việc bị mất ngủ sau sinh
Mất ngủ sau sinh để lại hàng loạt hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ và cả trẻ sơ sinh, người thân xung quanh. Nếu không kịp thời cải thiện chất lượng giấc ngủ, chữa chứng mất ngủ sau sinh thì mẹ sẽ khó tỉnh táo để chăm sóc trẻ đúng cách.
Ngoài ra, ngủ ít, thường xuyên mất ngủ sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, suy giảm sức đề kháng, tạo cơ hội cho các bệnh lý khác tấn công dễ dàng hơn. Khi cơ thể người mẹ yếu đi thì cũng khó có sữa để cho con bú, dẫn đến việc bé thiếu sữa mẹ, phải dùng sữa công thức.
Tình trạng mất ngủ sau sinh còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của bạn, khiến bạn cảm thấy buồn bã, thất vọng, chán nản, không còn muốn chăm sóc con cái và dễ cáu gắt, “gây chiến” với những người xung quanh.
5. Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ phải làm sao?
Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ có thể áp dụng một số cách sau để khắc phục và cải thiện giấc ngủ của mình:
5.1 Ngủ ngay khi bé ngủ
Thay vì làm việc nhà hay bận rộn với vô vàn các việc khác thì mẹ hãy cố gắng ngủ ngay trong thời gian bé đang ngủ. Việc ôm bé ngủ không những giúp mẹ có thể ngủ ngon hơn mà còn hạn chế tình trạng lúc bé tỉnh mẹ muốn ngủ mà không thể ngủ được, kéo dài việc này sẽ khiến giấc ngủ của mẹ bị đảo lộn, gây khó ngủ, mất ngủ.
5.2 Đi ngủ sớm
Mẹ nên cố gắng ngủ càng sớm càng tốt. Nếu thấy quá khó khăn thì mẹ có thể thử các kỹ thuật thư giãn như tắm nước nóng, đọc sách hay uống trà thảo dược để giúp xoa dịu trí óc và thúc đẩy giấc ngủ ngon.
5.3 Chia sẻ công việc
Việc ôm đồm quá nhiều thứ vào người trong khi quá trình hồi phục chưa hoàn thiện có thể khiển thể trạng mẹ mệt mỏi gây khó ngủ. Do đó, việc cần làm là mẹ hãy yêu cầu chồng giúp thay tã và mặc quần áo cho bé vào buổi sáng cũng như hỗ trợ bạn làm việc nhà. Nếu bé của bạn đang bú bình, hãy nhờ anh ấy hay mẹ chồng cho bé bú để san sẻ công việc để bạn có thể nghỉ ngơi đôi chút. Ngoài ra thì việc tâm sự, chia sẻ những vướng mắc hàng ngày với chồng, với người thân cũng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn nên đừng giữ mọi ấm ức, khó chịu trong lòng mẹ nhé!
5.4 Hiểu thói quen của bé
Theo các nhà khoa học, bé đang độ tuổi sơ sinh thường sẽ thức dậy nhiều lần vào ban đêm, nhưng một khi bé đã lớn hơn thì con sẽ ngủ ngon suốt đêm. Mẹ cần tìm hiểu chu kỳ ngủ của bé việc này sẽ giúp mẹ có thể lên được kế hoạch cân đối công việc cũng như đảm bảo được giấc ngủ của chính bản thân m
5.5 Hạn chế căng thẳng, stress để giảm mất ngủ sau sinh
Không chỉ mẹ sau sinh mà căng thẳng luôn là tác nhân khiến đời sống tinh thần của bạn bị ảnh hưởng. Do đó, để giảm thiểu tình trạng tiêu cực này mẹ bỉm nên suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực, luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Ngoài ra, thì mẹ có thể thử các biện pháp như thiền, đi dạo hoặc nghe nhạc nhẹ…để tâm trạng tốt hơn
5.6 Hạn chế lượng caffeine và rượu
Caffeine sẽ làm cho não bộ bị căng thẳng gây khó ngủ, mẹ sau sinh tuyệt đối không được uống hay ăn đồ có chứa caffeine để tránh mất ngủ, ngoài ra với những mẹ đang cho con bú thì caffeine còn ảnh hưởng đến cả sữa mẹ.
5.7 Tắt tất cả thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ
Trước khi đi ngủ sử dụng máy vi tính, điện thoại di động và tivi sẽ kích thích hoạt động của não, ánh sáng phát ra từ các thiết bị này còn làm giảm hàm lượng melatonin khiến chị em khó ngủ hơn.

5.8 Thở sâu và các kỹ thuật thư giãn cơ
Các bài tập thư giãn cơ và điều chỉnh nhịp thở sẽ cho giấc ngủ ngon hơn và cơn buồn ngủ đến nhanh hơn.
5.9 Uống trà thảo dược
Các loại trà thảo dược như trà hoa cúc và trà hoa oải hương đều hỗ trợ điều trị mất ngủ.
5.10 Massage, bấm huyệt trị mất ngủ sau sinh
Nghiên cứu đã chứng minh liệu pháp bấm huyệt sẽ giúp điều trị chứng mất ngủ sau sinh hiệu quả. Thời gian điều trị sẽ trong khoảng 14 ngày, mỗi ngày bấm huyệt 4 lần để giấc ngủ được cải thiện.
5.11 Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất có lợi cho người bị mất ngủ sau sinh. Bạn có thể liên hệ chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ của bạn để được tư vấn chi tiết nên ăn gì, uống gì nhằm trị mất ngủ. Các bác sĩ sẽ tùy theo thể trạng và tình trạng sức khỏe của bạn để tư vấn chế độ ăn phù hợp. Nhìn chung, phụ nữ sau sinh cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, không sử dụng rượu bia, trà, cà phê, thuốc lá,… để cơ thể nhanh hồi phục và hạn chế sau sinh bị mất ngủ.
5.12 Bổ sung khoáng chất
Hai khoáng chất là magiê và sắt có công dụng nổi bật trong việc ngăn ngừa rối loạn thần kinh, thúc đẩy giấc ngủ ngon và đánh bại trạng thái trầm cảm.
6. Cách phòng ngừa mất ngủ sau sinh hiệu quả
Nếu bạn không muốn chứng mất ngủ sau sinh “hành hạ” mỗi đêm, hãy thử thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình với những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như:
- Các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt điều,…)
- Các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi,…)
- Kiwi
- Cơm trắng
- Thịt gà
- Các loại rau lá xanh
- Quả bơ
- Đậu đen
- Sữa chua ít béo
Và khi xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày, bạn cũng nên lưu ý nói không với việc chọn các loại thực phẩm có chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, như khoai tây chiên hoặc các loại thực phẩm ăn nhanh giàu chất béo khác.
Ngoài ra, để tránh mất ngủ sau sinh, không nên ăn thực phẩm ngọt, nhiều đường như bánh kẹo, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Một số thức uống có thể hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, phù hợp với phụ nữ bị mất ngủ sau sinh. Nếu thường xuyên có những đêm trằn trọc không ngon giấc do mất ngủ, bạn có thể thử:
- Trà hoa cúc
- Sữa hạnh nhân
- Trà gừng mật ong
- Trà hoa tam thất
- Trà táo đỏ kỷ tử
- Trà cam thảo
- Trà hoa nhài
- Sinh tố chuối
- Trà rễ cây nữ lang
- Trà tâm sen
- Trà saffron
- Sữa ấm
- Nước ép anh đào
- Trà bạc hà
- Trà lạc tiên
Ngoài ra, cần lưu ý không sử dụng cà phê, rượu bia, các loại thức uống chứa cồn hay nhiều caffein để tránh gây mất ngủ trầm trọng hơn.
7. Một số lưu ý trong quá trình điều trị mất ngủ cho phụ nữ sau sinh
Căn bệnh mất ngủ sau sinh gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ, để rút ngắn thời gian điều trị bệnh và tăng cường hiệu quả cho các phương pháp điều trị, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Tăng cường luyện tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày 30 phút sẽ cơ thể giải tỏa áp lực, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Hạn chế sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử trước khi ngủ.
- Trong giai đoạn bé ngủ ổn định (3-4 tháng) mẹ bỉm có thể điều chỉnh thời gian ngủ của bản thân. Các giấc ngủ ngắn theo nhịp sinh hoạt của bé sẽ giúp cơ thể của bạn dần được phục hồi. Tuy nhiên bạn không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày, nó sẽ khiến ban đêm khó ngủ.
- Chia sẻ áp lực của mình với chồng, giải tỏa tâm lý và nhờ chồng, gia đình hỗ trợ chăm con. Lúc này mẹ bỉm có thể cân bằng cảm xúc và yên tâm hơn, từ đó cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Hy vọng rằng bài viết trên đây của BNC Medipharm đã giúp bạn đọc phần nào giải đáp được câu hỏi phụ nữ sau sinh bị mất ngủ phải làm sao? Cần hỗ trợ tư vấn sức khỏe hãy gọi 0333.039.906 để được tư vấn 24/7.
>>Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ cho phụ nữ sau sinh Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max
Super Power Neuro max có tác dụng:
– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…
– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…
– Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng
– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….
– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu
– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…
– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…
– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.
– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.
– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.
– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max
– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.
– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.
– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.
– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson
– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…
Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/