Những tác hại khi dùng thuốc ngủ bạn cần chú ý

Do áp lực công việc, cuộc sống mà nhiều người mắc chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày. Chính vì vậy việc lựa chọn uống thuốc ngủ để có một giấc ngủ ngon đang được nhiều người sử dụng, tuy nhiên việc lạm dụng thuốc ngủ sẽ mang đến nhiều rủi ro về sức khỏe mà chúng ta không ngờ tới. Vậy sau đây mời đọc giả cùng BNC Medipharm đi tìm hiểu những tác hại khi dùng thuốc ngủ bạn cần chú ý nhé.

Xem thêm:

1. Thuốc ngủ là gì?

Thuốc ngủ hay thuốc an thần có chức năng chính là tạo cảm giác buồn ngủ, giúp người bị bệnh mất ngủ có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng. Trong nhiều trường hợp, thuốc ngủ cũng có thể được dùng để gây mê tạm thời khi làm tiểu phẫu. Các loại thuốc này tác động vào hệ thần kinh trung ương, giúp cơ thể thư giãn và nhanh chóng đạt được giấc ngủ như mong muốn hoặc giúp giảm nhẹ các triệu chứng mất ngủ.

2. Tác dụng của thuốc ngủ là gì?

Thuốc ngủ có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, giúp người sử dụng nhanh chóng đạt được giấc ngủ mong muốn. Ngoài ra, thuốc điều trị mất ngủ còn có tác dụng ổn định tâm lý, trấn an thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ do áp lực công việc, gia đình hàng ngày.

3. Các loại thuốc ngủ phổ biến hiện nay

Có rất nhiều các loại thuốc ngủ khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất gồm:

3.1 Thuốc ngủ kê đơn

  • Thuốc chống trầm cảm:

Thường được sử dụng điều trị mất ngủ do trầm cảm, lo âu, có thể giúp cải thiện giấc ngủ sau 2 – 4 tuần. Mặc dù thuốc chống trầm cảm ít nguy cơ gây nghiện nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì chúng tiềm ẩn tác dụng phụ.

  • Benzodiazepines:

Là nhóm thuốc an thần, thường được chỉ định điều trị các vấn đề về mất ngủ như mộng du, sợ hãi vào ban đêm. Thuốc điều trị mất ngủ trong nhóm thường bao gồm temazepam, triazolam,… Những loại thuốc này khi sử dụng lâu ngày có thể gây “nghiện” , do đó, nó được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn.

  • Thuốc ngủ Doxepin (Silenor):

Thường được chỉ định sử dụng cho những người mất ngủ trầm cảm. Silenor có thể giúp duy trì giấc ngủ bằng cách ngăn chặn các thụ thể histamin. Không dùng thuốc này trừ khi bạn có thể ngủ đủ 7 hoặc 8 giờ.

  • Thuốc ngủ Eszopiclone (Lunesta):

Có thể giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh chóng, không dùng thuốc khi người bệnh có thể ngủ đủ giấc, vì có thể gây ra cảm giác khó chịu. Liều khởi đầu Lunesta theo khuyến cáo của FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) là không quá 1 miligam.

  • Thuốc ngủ Lemborexant (Dayvigo):

Thường được chỉ định cho người bệnh khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Cơ chế hoạt động của Lemborexant là ngăn chặn sự gắn kết của orexin vào thụ thể, do đó duy trì chu kỳ thức ngủ, giúp ngủ sớm và ngăn sự tỉnh giấc giữa chừng.

Sử dụng thuốc ngủ kê đơn để dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn
          Sử dụng thuốc ngủ kê đơn để dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn
  • Thuốc ngủ Ramelteon (Rozerem):

Thường được kê đơn cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ, có thể được sử dụng lâu dài, ít gây tác dụng phụ, phụ thuộc thuốc khi sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc ngủ Suvorexant (Belsomra):

Đây là một loại thuốc theo toa đã được FDA cho phép sử dụng điều trị mất ngủ trong trường hợp không thể đi vào giấc ngủ hoặc không thể ngủ được. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại hormone thúc đẩy sự tỉnh táo và gây mất ngủ. Tác dụng phụ phổ biến nhất của loại thuốc này là gây buồn ngủ vào ngày hôm sau.

  • Thuốc ngủ Zolpidem (Ambien, Edluar, Intermezzo):

Đây là một loại thuốc ngủ mạnh có thể giúp người bệnh đi vào giấc ngủ, nhưng một số trường hợp có thể thức dậy vào nửa đêm. Theo khuyến cáo của FDA, sau khi dùng Ambien CR, người bệnh không nên lái xe hoặc làm công việc yêu cầu phải tỉnh táo vào ngày hôm sau vì nó sẽ lưu lại trong cơ thể một thời gian dài. Hiện nay, FDA đã phê duyệt một loại thuốc ngủ dạng xịt hoặc uống theo toa có tên Zolpimist, có chứa zolpidem, để điều trị chứng mất ngủ trong thời gian ngắn.

3.2 Thuốc ngủ không kê đơn

Nhóm thuốc kháng histamin: là thuốc chống dị ứng, có thể bán mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, nó có thể gây buồn ngủ vào ban ngày và một số tác dụng phụ khác như khô miệng, chóng mặt,…

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc chữa mất ngủ trên cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc ngủ, dùng lại đơn thuốc cũ hay sử dụng đơn thuốc của người khác để tránh những hậu quả không mong muốn.

4. Khi nào cần dùng thuốc ngủ

Hầu hết chúng ta đều đã trải qua tình trạng mất ngủ ít nhất một vài lần, có thể do căng thẳng hoặc tác động của các yếu tố bên ngoài… Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và gây suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc một cách nghiêm trọng, bạn nên tự quyết định thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể giúp xác định nguyên nhân gây mất ngủ vào ban đêm và đưa ra các biện pháp khắc phục một cách nhanh chóng.

  • Dưới đây là danh sách các tình huống mà việc sử dụng thuốc trị mất ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ:
  • Những người có các rối loạn về thần kinh, thường xuyên trải qua tình trạng lo âu, trầm cảm hoặc bị kích động.
  • Những người thường xuyên trải qua tình trạng mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc dễ bị đánh thức bởi những tác động nhỏ.
  • Gặp vấn đề về rối loạn đồng hồ sinh học, thường xuyên thay đổi thời gian ăn, ngủ và nghỉ.
  • Trải qua tình trạng mất ngủ kéo dài, gặp khó khăn trong việc chìm sâu vào giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi, uể oải và đau nhức cơ thể khi thức dậy.

5. Những tác hại khi dùng thuốc ngủ bạn cần chú ý

5.1 Tình trạng kháng thuốc ngủ

– Trong giai đoạn ban đầu của việc sử dụng, hầu hết tất cả bệnh nhân đều trải qua sự hiệu quả của thuốc ngủ khi áp dụng để cải thiện tình trạng của chính mình.

– Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thuốc ngủ có tác động tiêu cực. Nếu dùng trong khoảng thời gian kéo dài, cơ thể sẽ phản ứng với sự kháng thuốc. Kết quả, thuốc sẽ không còn có hiệu quả giúp người bệnh có giấc ngủ sâu và ngon hơn nữa.

5.2 Trào ngược dạ dày

– Ngoài những loại thuốc như kháng viêm không steroid,… việc sử dụng thuốc ngủ cũng có thể tác động đến tình trạng của dạ dày. Từ đó, có khả năng gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày hoặc thậm chí gây đau dạ dày cho những người sử dụng.

– Vì vậy, không nên đề xuất việc sử dụng thuốc an thần cho những người đã từng mắc các bệnh về dạ dày trước đó, nhằm giảm thiểu khả năng gây ra nguy cơ này.

5.3 Cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn bình thường

– Thuốc ngủ cũng có thể gây ra tình trạng buồn ngủ mọi lúc mọi nơi đối với một số người. Và đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất tập trung, thiếu tỉnh táo khi làm những hoạt động hằng ngày. Cụ thể hơn, người bệnh lúc nào cũng đang trong trạng thái buồn ngủ.

– Ngoài ra, một vấn đề lớn khác khi sử dụng thuốc ngủ chính là sự ảnh hưởng trong ngày hôm sau của thuốc. Mặc dù theo lí thuyết, thuốc an thần sẽ hết tác dụng sau 8 giờ dùng thuốc. Tuy nhiên, tình trạng buồn ngủ vẫn sẽ kéo dài lâu hơn sau đó. Do vậy, kết quả là nhiều người vẫn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng khi lái xe đi làm. Đây chính là nguy cơ dẫn đến sự nguy hiểm cho người dùng khi lái xe.

Lạm dụng thuốc ngủ có thể gây ra buồn ngủ cả ngày
                    Lạm dụng thuốc ngủ có thể gây ra buồn ngủ cả ngày

– Khả năng lái xe giảm là một trong những vấn đề lớn nhất do thuốc ngủ, vì nhiều người không nhận ra rằng họ vẫn chưa tỉnh táo. Hay nói một cách khác, tình trạng này gần giống với lái xe khi say rượu ở các điểm:
+ Không có sự phán đoán tốt hoặc phản ứng nhanh
+ Vì thế, nguy cơ tai nạn tăng lên đáng kể.

5.4 Mất trí nhớ hoặc mộng du

– Đây là tác hại có thể gặp phải khi sử dụng một số loại thuốc ngủ nào đó.

– Cụ thể, thuốc có thể khiến người bệnh có những hành động mộng du trong khi ngủ và lúc tỉnh lại thì không còn nhớ những gì đã xảy ra nữa.

– Tình trạng này được xem là nguy hiểm nếu như người bệnh có những hành động gây hại đến chính mình hoặc người khác mà không biết gì.

5.5 Gây ung thư và giảm tuổi thọ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, vẫn có nguy cơ về bệnh ung thư và suy giảm tuổi thọ đối với những người sử dụng thuốc ngủ.

Vì vậy, nên đặc biệt cẩn trọng khi lựa chọn thuốc ngủ để điều trị bệnh tình.

5.6 Thuốc ngủ gây nghiện, khiến bạn mất kiểm soát hành vi

Trong một số trường hợp, việc dùng thuốc không theo liều chỉ định của bác sĩ hoặc dùng thuốc quá liều có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc. Nghĩa là nếu không sử dụng thuốc ngủ thì người bệnh không thể ngủ như bình thường được. Và nếu người bệnh gặp phải vấn đề này thì sẽ rất nghiêm trọng đấy.

Ngoài ra, một tác hại nữa là thuốc ngủ cũng có thể gây ra những hành động khác thường trong nhà nếu uống chúng khi chưa sẵn sàng đi ngủ. Thuốc ngủ mạnh sẽ đưa người bệnh rơi vào trạng thái ngủ ngay lập tức. Tuy nhiên, phần lớn đều không nhận ra tác dụng của thuốc ngủ nhanh như thế nào. Do đó, uống một viên trước khi thực hiện một việc nào đó chỉ khoảng nửa giờ và hậu quả là có thể đưa ra những quyết định sai lầm.

Không những vậy, thuốc ngủ cũng có thể gây tình trạng nghiện. Nhưng may mắn là tình trạng này không phổ biến. Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về tác hại lâu dài khi dùng thuốc ngủ kê đơn. Do đó, nguy cơ lớn là khi ngừng sử dụng thuốc sau khi đã bị phụ thuộc vào chúng.

5.7 Dễ gặp cảm giác tức thở, chuệch choạng khi dùng với các loại khác

Thuốc ngủ cũng có thể gây hại khi dùng kết hợp với các loại khác, cụ thể là rượu và các chất kích thích.

Nguyên nhân của sự gây hại này là sự kết hợp của thuốc với rượu hoặc chất kích thích làm tăng tác động của cả hai loại. Do vậy, người dùng sẽ bị mê man bởi cả thuốc và rượu hoặc chất kích thích.

Nghĩa là thuốc sẽ tác dụng lâu hơn. Từ đó, dẫn đến tình trạng lơ mơ, chuệch choạng khi thức giấc.

Nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở nếu dùng liều cao hoặc 2 viên một lần và rất có thể phải đi cấp cứu.

5.8 Dùng quá liều thuốc ngủ

– Tình trạng ngủ mê quá mức

+ Khi được sử dụng đúng như công dụng của thuốc ngủ: người dùng sẽ rơi vào giấc ngủ.
+ Tuy nhiên, những người sử dụng thuốc ngủ có thể sử dụng thuốc thường xuyên. Do đó, sẽ có thể phân biệt cơn buồn ngủ điển hình của họ với một thứ hoàn toàn khác.

– Hành vi hoặc hành động không lường trước được

+ Tình trạng mệt mỏi dẫn đến vụng về và gây ra sai lầm.
+ Tùy vào từng đối tượng mà hành động khác nhau ở từng người khi hôn mê, nhưng hãy chú ý đến hành vi quá mức, giống như say rượu.

– Đau bụng

+ Có thể xảy ra bất cứ tình trạng nào từ chán ăn đến táo bón
+ Đây thường là triệu chứng hiếm gặp nhất khi dùng quá liều thuốc ngủ.

– Thở không đều

+ Dùng quá liều có thể có biểu hiện thở chậm hoặc rối loạn chức năng.
+ Cần theo dõi thật kĩ tình trạng này đối với người dùng thuốc
+ Nếu nạn nhân đang khó thở hoặc đã ngừng thở và mất ý thức thì nên thực hiện hô hấp nhân tạo để cấp cứu kịp thời.

6. Những đối tượng nào không nên uống thuốc ngủ

Theo các chuyên gia, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên không nên sử dụng thuốc ngủ, bao gồm thuốc không kê đơn và các loại thuốc ngủ như eszopiclone (Lunesta), zaleplon (Sonata) và zolpidem (Ambien). Vì có thể lưu lại trong cơ thể khá lâu, đồng thời gây ra các vấn đề: Buồn ngủ kéo dài cả ngày sau khi sử dụng thuốc, gây lú lẫn và các vấn đề về trí nhớ, té ngã, khô miệng, táo bón, bí tiểu.

7. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc ngủ

– Không sử dụng rượu khi dùng thuốc ngủ

– Không ăn quá no vì sẽ gây cảm giác khó chịu, lượng đường trong máu tăng cao hơn và tăng khả năng mất ngủ.

–  Giải tỏa căng thẳng, stress

Luôn giữ tinh thần thoải mái ,giảm căng thẳng để có một giấc ngủ ngon
                 Luôn giữ tinh thần thoải mái ,giảm căng thẳng để có một giấc ngủ ngon

– Không sử dụng thuốc ngủ kèm với các loại thuốc không kê đơn điều trị bệnh cảm lạnh , cảm cúm vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

– Biết thời gian tác dụng của thuốc để đi ngủ và thức dậy đúng giờ.

– Nên chọn không gian yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, sử dụng các vật dụng cá nhân (như chăn, gối, mạng che mặt…)  quen thuộc để dễ ngủ hơn.

– Ngay cả khi sử dụng thuốc ngủ, người bệnh vẫn nên áp dụng các phương pháp sống khoa học để cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên, hạn chế phải dùng thuốc.

Trên đây là bài viết chia sẻ về những tác hại khi dùng thuốc ngủ bạn cần chú ý, hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Xin cảm ơn! Cần hỗ trợ tư vấn về sức khỏe hãy gọi tới hotline 0333.039.906 để được tư vấn 24/7.

>>Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị mất ngủ Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max 

Super Power Neuro max có tác dụng:

– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…

– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…

 – Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng

– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….

– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu

– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.

– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.

– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.

– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Super Power Neuro Max - Hộp 30 viên
                                        Super Power Neuro Max – Hộp 30 viên

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max

– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.

– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.

– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.

– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson

– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…

Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.