Nguyên nhân và dấu hiệu của trẻ tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ

40-80% trẻ mắc bệnh tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ khiến tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên trầm trọng hơn, trẻ nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Vậy mời bạn đọc hãy cùng BNC Medipharm đi tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu của trẻ tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ nhé.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

Có rất nhiều yếu tố tác động khiến con bị rối loạn giấc ngủ mà phụ huynh cần phải biết. Theo các bác sĩ, các nguyên nhân có thể dẫn tới rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ bao gồm:

  • Sự nhạy cảm quá mới với xung quanh: trẻ tự kỷ thường nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh hay một số tác động xung quanh. Điều này khiến chỉ một vài âm thanh nhỏ bình thường hay vô tình để ánh sáng lọt vô phòng bé ngủ cũng khiến con bị thức giấc giữa chừng và không thể ngủ lại được. Ngoài ra trẻ cũng có xu hướng nhạy cảm hơn với các thức uống, ví dụ sử dụng một lượng nhỏ trà, nước tăng lực hay cà phê cũng khiến bé không thể nào ngủ được
  • Khó khăn trong giao tiếp: trẻ tự kỷ thường chưa hiểu được hoàn toàn những gì cha mẹ muốn nói, đồng thời chịu ảnh hưởng từ các hành động của mọi người xung quanh. Ví dụ như bé chưa hiểu được câu “muộn rồi đi ngủ đi con” nghĩa là gì hay dù hiểu được hành động của mẹ nhưng thấy anh chị vẫn chưa đi ngủ thì bé cũng chưa ngủ theo.
Trẻ bị tự kỷ nhạy cảm và khó khăn trong giao tiếp
  • Ảnh hưởng từ hormone melatonin: đây là một loại hormone cần thiết được tiết ra để điều hòa chu kỳ giấc ngủ bình thường và hormone này thường có mối liên hệ với  amino axit tryptophan. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở trẻ tự kỷ lượng  amino axit tryptophan thường có xu hướng cao hoặc thấp hơn bình thường khiến lượng hormone melatonin không được tiết ra đúng thời điểm cần thiết.
  • Rối loạn cảm xúc: trẻ tự kỷ cũng thường kèm theo các rối loạn lo âu, trạng thái lo lắng căng thẳng quá mức, điều này cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến bé khó đi vào giấc ngủ. Các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ tự kỷ cũng có xu hướng bồn chồn hơn các nhóm trẻ đồng trang lứa
  • Thiếu các đồ vật thân thuộc: việc không có một bộ quần áo yêu thích, không có đồ chơi thân thuộc cũng khiến con cảm giác vô cùng khó chịu và không ngủ được
  • Do liên quan đến các bệnh lý: tự kỷ có thể kèm theo các vấn đề sức khỏe khác như viêm tai, hen suyễn hay động kinh cũng sẽ làm giảm chất lượng sức khỏe và giấc ngủ. Ngoài ra việc sử dụng các loại thuốc trong điều trị hay kiểm soát các triệu chứng liên quan này cũng gây ra các tác dụng phụ là rối loạn giấc ngủ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ hay cảm thấy khó khăn để có một giấc ngủ ngon là dấu hiệu thường gặp ở trẻ tự kỷ. Điều này nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con, ngày hôm sau con khó dậy sớm theo yêu cầu của cha mẹ. Đồng thời việc thiếu ngủ cũng khiến cho thiếu năng lượng, dễ cáu kỉnh và ngày càng cảm thấy xa rời cha mẹ, ít tương tác với mọi người hơn.

Vậy là thế nào để xác định con đang bị rối loạn giấc ngủ? Phụ huynh cần theo dõi chu kỳ giấc ngủ của con sau một thời gian, nếu có các biểu hiện bất thường sau thì có thể liên quan đến chứng bệnh này. Cụ thể

  • Con cảm thấy khó ngủ, bứt rứt trước khi ngủ, sự lo lắng căng thẳng gia tăng khi chuẩn bị đi ngủ
  • Thời lượng ngủ ngắn, thường xuyên thức giấc giữa chừng và khó ngủ lại được
  • Thức dậy sớm do không ngủ lại được
  • Luôn trong trạng thái lờ đờ vào ban ngày
  • Dễ cáu kỉnh, tức giận do buồn ngủ

Tùy theo từng độ tuổi và giai đoạn mà thời gian ngủ cần thiết của con là khác nhau. Tuy nhiên trẻ nhỏ cần ngủ rất nhiều để đảm bảo các năng lượng và sự phát triển của trí não. Cụ thể thời gian ngủ trung bình theo từng độ tuổi của con như sau

  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: cần đảm bảo ngủ đủ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ đến 6 tuổi: có thời lượng giấc ngủ mỗi ngày từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ đến 12 tuổi: cần được ngủ 10 đến 11 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ đến 16 tuổi: có giấc ngủ trung bình cần thiết từ 8,5 giờ mỗi ngày.

Thời lượng giấc ngủ có thể tăng hoặc giảm tùy hoàn cảnh, tuy nhiên tốt nhất nên đảm bảo thời lượng này, đặc biệt cần coi trọng giấc ngủ vào ban đêm. Nếu thời lượng trung bình giấc ngủ bị thiếu hụt quá nhiều, bé ngủ quá 11h đêm thì có thể liên quan đến việc rối loạn giấc ngủ, phụ huynh cần nhanh chóng tiến hành xác định các phương pháp cải thiện phù hợp.

Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ bị tự kỷ

  • Người bị tự kỷ thường có xu hướng bị mất ngủ: Chứng mất ngủ làm họ mất nhiều hơn người bình thường trung bình khoảng 11 phút để bắt đầu ngủ và nhiều người phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm. Một vài người có tình trạng mất ngủ khiến họ ngưng thở nhiều lần trong đêm.
  • Giấc ngủ ở người tự kỷ có thể cũng ít hồi phục hơn so với người bình thường. Họ chỉ dành 15% thời gian ngủ ở giai đoạn REM, giai đoạn này quan trọng cho việc học và lưu trữ trí nhớ. Trong khi những người không có tự kỷ dành khoảng 23% thời gian ở giai đoạn này.

Tại sao trẻ tự kỷ khó ngủ?

Các nhà khoa học không biết chắc chắn tại sao trẻ tự kỷ khó ngủ nhưng một vài giả thuyết đã được đặt ra, bao gồm:

Tín hiệu xã hội

Chúng ta đều biết khi nào cần đi ngủ nhờ vào chu kỳ bình thường của ánh sáng, bóng tối và nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể. Mặt khác, đi ngủ cũng sử dụng các tín hiệu xã hội. Ví dụ: Những trẻ điển hình sẽ tự động đi ngủ nếu thấy anh chị em làm việc đó nhưng ở trẻ tự kỷ, chúng gặp khó khăn trong giao tiếp và hiểu sai những tín hiệu này.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ

Hormone melatonin bị rối loạn

Melatonin là hormone chịu trách nhiệm cho việc điều chỉnh chu kỳ thức ngủ. Để tạo ra melatonin, cơ thể cần một axit amin gọi là tryptophan, nhưng ở trẻ em mắc chứng tự kỷ, nồng độ chất này thường cao hơn hoặc thấp hơn bình thường. Thông thường, nồng độ melatonin tăng lên vào ban đêm và giảm dần vào ban ngày. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ không tiết ra melatonin vào những thời điểm chính xác trong ngày, cụ thể nó sẽ tăng cao vào ban ngày và thấp hơn khi đêm xuống.

Rối loạn giác quan

Trẻ tự kỷ khó ngủ hoặc bị thức giấc giữa đêm có thể do nhạy cảm quá mức với các kích thích bên ngoài, chẳng hạn âm thanh từ côn trùng hay ánh sáng của đèn ngủ. Ngoài ra, nếu trẻ tự kỷ gặp lo lắng nào đó cũng khó đi vào giấc ngủ.

Giải pháp cải thiện giấc ngủ cho trẻ tự kỷ

Các thuốc điều trị giấc ngủ chỉ nên được dùng cho trẻ khi không còn cách nào khác nữa. Một số cách thay đổi lối sống và biện pháp hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên có thể giúp cải thiện thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ ở trẻ tự kỷ:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất kích thích như cafein và đường trước khi ngủ.
  • Thiết lập một thói quen về giờ ngủ: Cho trẻ đi tắm, đọc một câu chuyện và tiếp tục làm như vậy vào một giờ cố định mà bạn muốn trẻ đi ngủ vào mỗi đêm.
  • Giúp trẻ thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc truyện, mát-xa nhẹ hoặc bật các thể loại nhạc nhẹ nhàng cho trẻ nghe.
  • Tắt tivi, trò chơi điện tử và các hoạt động làm trẻ phấn khích khác ít nhất là một tiếng trước giờ ngủ.
  • Để ngăn ngừa sự xao lãng trong buổi tối, bạn nên gắn cái màn cửa ở cửa sổ phòng trẻ để chặn ánh sáng, đặt một tấm thảm dày để chắc chắn cửa phòng không gây ra tiếng cọt kẹt vào ban đêm.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi về việc cho trẻ dùng melatonin trước khi đi ngủ. Viên bổ sung này thường được dùng để hỗ trợ giấc ngủ ở những người bị say máy bay. Điều này giúp điều hòa chu kỳ ngủ thức ở trẻ tự kỷ có vấn đề về giấc ngủ và các nhà nghiên cứu cũng cho rằng cách này an toàn và hiệu quả.
  • Trò chuyện với các chuyên gia giấc ngủ về liệu pháp ánh sáng (bright-light therapy). Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng vào buổi sáng giúp điều hòa sự tiết ra melatonin của cơ thể bằng cách giúp chúng cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày.

Hi vọng bài viết trên đây của BNC Medipharm đã giúp bạn đọ hiểu rõ được nguyên nhân và dấu hiệu của trẻ tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ.Cần hỗ trợ tư vấn về sức khỏe vui lòng liên hệ Hotline: 0333.039.906 để được tư vấn 24/24.

>>Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max 

Super Power Neuro max có tác dụng:

– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…

– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…

 – Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng

– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….

– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu

– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.

– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.

– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.

– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Super Power Neuro Max – Hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max

– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.

– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.

– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.

– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson

– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…

Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.