Trẻ tự kỷ giao tiếp như thế nào? Cha mẹ nên biết

Ở Việt Nam tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng gia tăng, trẻ tự kỷ thường bị rối loạn chức năng thần kinh não bộ nên ảnh hưởng nhiều đến khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Vậy trẻ tự kỷ giao tiếp như thế nào, sau đây mời bạn đọc hãy cùng BNC Medipharm tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Xem thêm:

1. Trẻ tự kỷ gặp những khó khăn gì về giao tiếp

Trẻ tự kỷ giao tiếp thường gặp khó khăn về ngôn ngữ, điều này rất dễ dàng nhận ra bởi các bé sẽ thường có những biểu hiện như: 

+ Trẻ không quan tâm đến những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình 

+ Trẻ không biết cách để kết nối với người khác, ví dụ không biết kết bạn ra sao 

+ Trẻ không muốn được ôm ấp hay chạm vào người 

+ Bé khó hiểu hoặc khó diễn tả được cảm xúc của bạn thân 

+ Trẻ không để ý khi người khác nói chuyện với mình 

+ Trẻ không chia sẻ sở thích hoặc niềm vui với bạn bè, cha mẹ, anh/chị/em,… 

+ Bé nói chuyện với giọng điệu không điển hình hoặc cao độ và nhịp độ kỳ lạ. 

+ Bé sử dụng ngôn ngữ không chính xác như sai chính tả, sai cấu trúc ngữ pháp hoặc nói chuyện với tư cách mình là ngôi thứ 3 

+ Bé gặp khó khăn trong giao tiếp về những nhu cầu bé mong muốn 

Trẻ tự kỷ khó khăn khi diễn đạt 1 vấn đề gì đó
           Trẻ tự kỷ khó khăn khi diễn đạt 1 vấn đề gì đó

+ Bé không hiểu được các chỉ dẫn hoặc những câu hỏi đơn giản 

+ Bé chỉ hiểu câu nói theo một nghĩa duy nhất 

+ Bé không giao tiếp bằng mắt với người đối diện 

+ Những biểu hiện, cảm xúc trên khuôn mặt bé không khớp với những gì trẻ đang nói 

+ Trẻ không chú ý lắng nghe những gì người xung quanh nói 

+ Hiểu chậm hoặc không hiểu câu nói của người khác 

+ Bé không sử dụng điệu bộ, những cử chỉ thông thường 

+ Trẻ tăng động, không ngồi yên, kiềm chế cảm xúc kém, có hành vi kích động,… 

2. Trẻ tự kỷ sẽ giao tiếp như thế nào?

Một số đặc điểm giao tiếp được sử dụng để giúp chẩn đoán chứng tự kỷ như:

2.1 Trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi)

– Có thể chậm nói bập bẹ và sử dụng từ, có thể nói ít hơn hoặc sử dụng lời nói một cách lặp đi lặp lại. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các cụm từ hoặc chữ viết đã học

– Trẻ tự kỷ cũng có thể chậm trả lời tên của họ, hoặc hoàn toàn không trả lời và không phản ứng với nụ cười xã giao

– Một số trẻ tự kỷ gặp khó khăn khi sử dụng nét mặt và cử chỉ để giao tiếp

– Trẻ tự kỷ tập trung vào lợi ích của bản thân và ít thể hiện khả năng chia sẻ sở thích của mình với người khác

2.2 Trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên (6 – 16 tuổi)

– Giao tiếp có thể được đặc trưng bởi việc sử dụng ngôn ngữ rất hạn chế hoặc họ có thể sử dụng ngôn ngữ đó quá mức, trẻ nói giọng điệu ‘bằng phẳng’ và lặp đi lặp lại một số cụm từ nhất định. 

– Trẻ nói chuyện với người khác hơn là nói chuyện ‘qua lại’ hoặc chủ yếu nói về các chủ đề họ quan tâm. 

– Trong tương tác với người khác, trẻ tự kỷ có thể không hiểu các biểu hiện trên khuôn mặt và các tín hiệu phi ngôn ngữ, gặp khó khăn khi nói chuyện nhỏ và có một số phản ứng hạn chế trong các tình huống xã hội. 

– Trẻ cũng có thể cảm thấy khó khăn khi sử dụng cử chỉ, nét mặt và giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với người khác.

3. Phương pháp dạy trẻ tự kỷ phát huy khả năng ngôn ngữ trong giao tiếp

3.1 Dạy trẻ học cách lắng nghe

Để dạy trẻ tự giao tiếp cha mẹ hãy bắt đầu dạy trẻ học chắng lắng nghe. bằng các cách thức dưới đây:  

  • Gia tăng sự chú ý của bé bằng cách chạm vào tai bé để “Nghe”, chạm vào mắt bé để “Nhìn” 
  • Gọi tên của bé bằng cái tên bé có thể hiểu được nhằm gia tăng sự chú ý cho bé 
  • Giảm bớt tiếng ồn xung quanh quá quá trình trẻ đang chơi để không làm mất đi sự tập trung của bé 
  • Cha mẹ nên nói hoặc hát những bài hát quen thuộc, câu nói quen thuộc và nhắc đi nhắc lại chúng hàng ngày. Ví dụ như những điều liên quan đến thời gian lúc tắm, lúc ăn, lúc nói 
  • Hát cùng trẻ, dạy trẻ những động tác phù hợp với bài hát. Cha mẹ nên sử dụng các bài hát có nhịp điệu đơn giản, sau khi bé đã chú ý hãy dừng bài hát một thời gian để trẻ từ đó có phản ứng 
  • Cha mẹ hãy giúp trẻ thoải mái và làm bất kỳ những gì có thể để ngăn chặn các âm thanh khiến trẻ buồn chán. 
  • Hãy thường xuyên sử dụng những câu nói như “quá ồn ào”, “vặn bé đi” khi cha mẹ đã kiểm soát được mức độ tiếng động cho trẻ. 
  • Động viên con trẻ bắt chước những điều cha mẹ nói 

3.2 Dạy trẻ tương tác bằng cách mặt đối mặt 

Dạy trẻ tương tác bằng cách mặt đối mặt 
              Cha mẹ hãy nhìn mặt đối mặt  khi trao đổi với con giúp con tương tác và tiếp thu nhanh hơn

Đối với phương pháp này, cha mẹ nên làm những điều sau đây: 

  • Tạo mối quan hệ với trẻ bằng cách nhìn, nghe, đụng chạm 
  • Cha mẹ hãy đứng trước tầm nhìn của bé và gọi tên bé khi muốn bé nhìn mình 
  • Hãy sờ vào má trẻ và bắt đầu từ từ quay đầu trẻ lại phía cha mẹ
  • Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tập nhật biết về  các bộ phận như ngón tay, ngón chân, mắt, mũi, miệng thông qua các bài hát 
  • Sử dụng đồ chơi mà bé đang quan tâm để thu hút sự chú ý của trẻ 
  • Cố gắng giao tiếp bằng ánh mắt khi cha mẹ chơi với con bằng cách chơi các trò chơi như đuổi bắt có sử dụng những câu khẩu hiệu như: Chuẩn bị, sẵn sàng, chạy,.. Sau đó hãy ra hiệu cho bé ánh mắt ngay sau các câu khẩu hiệu. Và cha mẹ hãy khuyến khích bé nhìn mình khi chạy 
  • Cha mẹ cần thu hút sự chú ý của con bằng cách vỗ vào tay, vai, lưng của trẻ một cách kiên quyết. 
  • Khi muốn chỉ cho bé biết những thứ bạn đang dấu trong tay hãy chỉ vào bàn tay để và xoè bàn tay của cha mẹ ra, hoặc chỉ bé cách để bé xòe tay ra. 

3.3 Thu hút sự chú ý của trẻ khi trao đổi 

  • Chú ý và nhận xét những điều trẻ đang làm, cha mẹ hãy liên hệ giữa điều đang khen ngợi bé với các dấu hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ đang làm 
  • Hãy làm những điều mà cha mẹ cảm thấy sẽ làm cho bé thích hút 
  • Mang những việc mà cha mẹ đang làm đến gần bé 
  • Cha mẹ hãy cố gắng giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các hành động khi vui chơi cùng trẻ bên ngoài. 
  • Hãy nói những từ đơn giản khi chỉ vào đồ vật nào đó mà cha mẹ muốn trẻ biết 
  • Cha mẹ hãy chủ động để cho hướng dẫn một cách thức trò chơi nào đó mà trẻ với bạn đã cùng chơi  và trẻ đã thành thục. 
  • Cha mẹ hãy động viên con khoe với người khác về những điều con đã làm xong bằng 
  • Cha mẹ hãy sử dụng những mệnh lệnh có câu từ đơn giản như “Khoé với mẹ đi, khoe với ông bà đi” để trẻ bắt đầu biết đem một và nào đó đi khoe với người khác. 

3.4 Dạy bé bắt chước cách phát âm, tạo âm thanh

  • Hãy dạy trẻ cách lấy hơi bằng cách chơi những trò chơi như thổi bong bóng, bóng bay 
  • Cha mẹ dạy trẻ hoạt động môi bằng cách thực hiện các hành động biến đổi hình dáng môi, thè lưỡi ra, thụt lưỡi vào để con bắt chước 
  • Khuyến khích trẻ sử dụng đầu lưỡi bằng cách liếm kẹo mút 
  • Cha mẹ hãy sử dụng các trò chơi hành động âm thanh như con vẹt biết nói để khuyến khích các bé phát âm và sử dụng giọng nói của mình 
  • Cha mẹ hãy cho trẻ bắt chước những ngữ điệu âm thanh khác nhau từ cao đến thấp, từ mạnh mẽ đến êm ái. 

3.5 Dạy bé nhận biết các cử chỉ

  • Cha mẹ hãy thực hiện một cử chỉ, nhấn mạnh cử chỉ trong cùng một tình huống một cách nhiều lần 
  • Cha mẹ hãy giới thiệu các cử chỉ trong vui chơi sinh hoạt hàng ngày để giúp bé tập làm quen 
  • Hãy chỉ trỏ vào một vật nào đó khi bạn muốn trẻ chú ý 
  • Cha mẹ hãy chỉ trỏ vào một vần nào đó trong tầm mắt trẻ, chạm vào đồ vật đó và di chuyển chúng theo tầm mắt của con 
  • Cha mẹ nên cho con chơi trò chơi xếp hình nếu con thích, hãy hướng dẫn cách chơi cho con bằng cách chỉ mảnh ghép đó nên ghép vào đâu. Sử dụng những câu nói như ở chỗ này, vào đây, cái này song song cùng hành động chỉ trỏ 
  • Hãy nắm lấy tay con để con có thể chạm vào những thứ con có thể lấy và muốn lấy 
  • Cha mẹ hãy đưa ra 2 loại đồ ăn khác nhau và dạy trẻ cách chỉ tay về món ăn trẻ thích. Khi trẻ chỉ tay hoặc với lại món ăn trẻ thích thì đặt món ăn còn lại xuống 
  • Cha mẹ hãy cố gắng chơi các trò chơi với trẻ một cách lần lượt để các bé nhìn thấy cha mẹ đang chỉ trỏ và học cách hiểu các hành động đó. 

3.6 Dạy bé học cách bộc lộ biểu cảm đa dạng 

  • Cha mẹ hãy cố gắng phóng đại mọi cử chỉ và biểu cảm của mình như vô cùng ngạc nhiên, vô cùng buồn bã, vô cùng vui vẻ để các bé có thấy thấy chúng 
  • Nếu các bé có thể hiểu được số ngôn ngữ vậy cha mẹ hãy nói “Nào nhìn vào mặt cha/mẹ” để giải thích cho các bé ý nghĩa sự biểu hiện trên khuôn mặt của cha mẹ 
  • Cha mẹ hãy cùng bé ngồi trước một tấm gương và sau đó tạo ra các khuôn mặt khác nhau để trẻ thấy 
  • Cha mẹ có thể dạy cách phân biệt biểu cảm khuôn mặt bằng đưa ra những hình ảnh với các biểu cảm khuôn mặt khác nhau. Sau đó chỉ cho bé thấy đâu là khuôn mặt buồn bã, đâu là khuôn mặt vui vẻ,… 

3.7 Dạy bé học các từ ngữ đơn giản và hiểu ý nghĩa của chúng

Dạy bé học các từ ngữ đơn giản giúp mở rộng tự vựng của bé
                      Dạy bé học các từ ngữ đơn giản giúp mở rộng tự vựng của bé
  • Cha mẹ hãy tận dụng những điều mà các bé đang quan tâm, thích thú để dạy chó trẻ những từ mới 
  • Hãy thêm từ vào những chữ bé có thể nói được để bé làm quen với nhiều từ mới hơn. Ví dụ, khi bé nói “Nước”, cha mẹ hãy thêm các chữ vào sao cho có nghĩa như “Uống nước”, “Khát nước”. Từ đó con có khả năng ghép các từ với nhau. 
  • Cha mẹ hãy dạy bé nói có từ yêu cầu như “thêm nữa”, “lần nữa”, bởi đây là những từ trẻ sẻ có thể dùng khi đòi đồ ăn, thức uống, đồ chơi,…Điều này sẽ tạo điều kiện để cha mẹ có thể nói những cụm từ ngắn đơn giản khác nhau để trẻ bắt chước. 
  • Cha mẹ hãy dạy trẻ nói “không” khi con không muốn làm điều gì đó. 

3.8 Dạy trẻ giao tiếp nhiều hơn bằng ngôn ngữ nói thay cho ngôn ngữ ký hiệu 

  • Khi bé muốn lấy một đồ vật nào đó và bé đã gọi tên, cha mẹ hãy cầm lên, thể hiện biểu cảm khuôn mặt và nhắc lại tên đồ vật 
  • Cha mẹ nên khuyến khích các bé nói nhiều hơn thay vì sử dụng các ký hiệu, cử chỉ như chỉ trỏ. 
  • Khi chơi cùng bé, cha mẹ hãy tích cực sử dụng các từ liên quan đến hành động và cho đồ chơi thể hiện theo hành đồng cha mẹ đang nói như: Đi, ngủ, chạy, nhảy,… 

3.9 Dạy trẻ hiểu ý nghĩa ý nghĩa của các từ vựng 

  • Thường xuyên sử dụng những từ ngữ nào đó vào những tình huống cụ thể để bé hiểu được ý nghĩa của chúng 
  • Khi cha mẹ đặt câu hỏi, cha mẹ nên tạo điều kiện về thời gian để bé có thời gian trả lời 

3.10 Dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp cơ bản 

  • Dạy trẻ giao tiếp về chủ đề, về sở thích mà trẻ có nhu cầu muốn nghe, muốn làm 
  • Cha mẹ nên nói chậm, rõ ràng và giao tiếp bằng ánh mắt với trẻ, cho trẻ thời gian nghe đi nghe lại nhiều lần để nhớ được câu chữ 
  • Lặp đi lặp lại các câu một cách rõ ràng, có giọng điệu lên xuống nhiều lần để bé bắt chước.

4. Những điều cha mẹ cần lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng về giao tiếp

Dạy trẻ tự kỷ là cả một quá trình dài không phải ngày 1 ngày 2 nên rất cần sự kiên trì của cha mẹ. Trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ ba mẹ cần lưu ý những điều sau đây: 

4.1 Hãy tạo một môi trường giao tiếp lành mạnh cho con 

Giao tiếp là một yếu cực kỳ quan trọng hỗ trợ trẻ tự kỷ. Giao tiếp là một quá trình gồm nhiều các kỹ năng nối tiếp nhau. Kỹ năng đầu tiên và là nền móng của ngôi nhà chính là kỹ năng tập trung chú ý. Sau đó, các kỹ năng tiếp theo con cần có bao gồm: Kỹ năng bắt chước, kỹ năng, kỹ năng giao tiếp bằng mắt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ,… Do đó, hãy tạo một môi trường giao tiếp lành mạnh cho con bằng cách 

  • Thường xuyên trò chuyện với con ở những thời gian cha mẹ rảnh 
  • Tạo một không gian vui chơi không có quá nhiều đồ chơi trước mắt hoặc trong tầm với của bé 
  • Sắp xếp đồ chơi đồ dùng hợp lý cho bé 
  • Hạn chế những âm thanh ồn ào trong phòng bé 
  • Không gian chơi của bé không nên quá rộng 
  • Bàn ghế của bé cần phải phù hợp với việc học cá nhân 

4.2 Hiểu con cần gì (Sở thích, nhu cầu, mong muốn) 

Hãy tìm hiểu những sở thích, nhu cầu và mong muốn của con để giúp bé tập trung hơn khi nói chuyện với cha mẹ. Vốn trẻ em luôn thích lắng nghe về những điều chúng thích. Cha mẹ khi đã biết được con thích một loại đồ chơi nào đó, hãy mua chúng và cho con chơi mỗi ngày. 

Sau một thời gian khi trẻ đã quen với món đồ chơi đó, cha mẹ hãy cất món đồ chơi này ở những vị trí bé có thể thấy nhưng không lấy được. 

Tiếp theo, khi bé bắt đầu đòi hỏi món đồ chơi bằng ngôn ngữ cơ thể của mình, hãy đưa cho bé. Tuy nhiên sau đó, hãy giả vờ rằng cha mẹ không hiểu bé muốn gì, từ đó sẽ thúc đẩy được việc bé phải sử dụng ngôn ngữ để lấy đồ chơi. . 

4.3 Tương tác nhiều hơn với con ( Đọc sách, kể chuyện, chơi cùng con) 

Nói chuyện và chơi cùng con sẽ giúp tình trạng của con được cải thiện nhanh hơn
                     Nói chuyện và chơi cùng con sẽ giúp tình trạng của con được cải thiện nhanh hơn

Trẻ tử kỷ vốn gặp vấn đề chính là tương tác về mắt và giao tiếp, chính vì vậy cha mẹ hãy tương tác với trẻ, chơi với trẻ nhiều hơn. Một số cách để cha mẹ có thể tương tác với con như: Đọc sách, kể chuyện hay chơi cùng con,… Điều này sẽ một phần giúp con biết và cảm nhận được sự quan tâm, từ đó con biết lắng nghe hơn. 

4.4 Dùng từ ngữ, ký hiệu đơn giản để dạy con 

Ngôn ngữ của trẻ tự kỷ thường hạn chế và đôi khi những câu nói của trẻ tự kỷ thường không theo một trật tự, chúng có thể bị đảo lộn cấu trúc. Do đó, khi dạy trẻ tự kỷ giao tiếp cha mẹ cần dùng những từ ngữ và ký hiệu đơn giản để dạy con. Việc này sẽ giúp bé làm theo những gì cha mẹ đang nói, và một phần cũng giúp bé bắt chước theo cha mẹ một cách dễ dàng hơn. 

Ví dụ như nói: Ông, bà, bố, mẹ, hoặc khi bé đang chơi với một quả bóng, cha mẹ có thể nố “bóng” hoặc “lăn”. Trường hợp bé chỉ nói những từ đơn lẻ, cha mẹ hãy dựa theo từ đó để giúp trẻ nói được 1 cụm từ ngắn đơn giản chẳng hạn như: Quả bóng lăn, đá bóng, cầm bóng, ném bóng,… 

4.5 Khuyến khích cho con tương tác với xã hội 

Trẻ em phát triển bình thường hay trẻ em tự kỷ đều sẽ nói thông qua hoạt động vui chơi. Do đó, cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp cha mẹ nên lưu ý chính là cho con tương tác với xã hội. Hãy cho bé chơi thật nhiều, thử cho bé chơi nhiều trò chơi khác nhau để tìm ra được loại trò chơi bé thích. 

Những trò chơi giúp thúc đẩy con tương tác với xã hội mà cha mẹ có thể thực hiện cùng con đó chính là hát, đọc thơ, đọc truyện,… Đặc biệt khi ngồi tương tác với bé, cha mẹ chú ý nên ngôi ngang tầm với mắt của bé để giúp bé nâng cao độ tập trung hơn. 

4.6 Kiên nhẫn dạy con 

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ vốn là một chặng đường khó khăn và gian nan. Sự thiếu kiên nhẫn đối với trẻ tự kỷ sẽ làm phản tác dụng của bài học cha mẹ muốn cho con học, làm ảnh hướng đến mối quan hệ . Hơn nữa, bé có thể bắt chước sự thiếu kiên nhẫn của cha mẹ. Cha mẹ hãy biết kiên nhẫn, loại bỏ sự bực tức để có thể giúp trẻ dần dần trở nên tốt hơn. 

Qua bài viết trên đây BNC Medipharm đã giúp cha mẹ tìm hiểu được cách trẻ tự kỷ giao tiếp như thế nào? Để giúp con phát huy tốt khả năng ngôn ngữ cũng như giao tiếp cha mẹ nên cho con đến các trung tâm , phòng khám chuyên khoa để được hỗ trợ tốt nhất. Cần hỗ trợ tư vấn về sức khỏe hãy gọi 0333.039.906 để được tư vấn 24/7.

>>Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max 

Super Power Neuro max có tác dụng:

– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…

– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…

 – Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng

– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….

– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu

– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.

– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.

– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.

– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

                   Super Power Neuro Max – Hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max

– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.

– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.

– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.

– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson

– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…

Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.