Uống thuốc trầm cảm có mang thai được không?

Uống thuốc trầm cảm có mang thai được không? đang là câu hỏi được rất nhiều đọc giả quan tâm bởi khi mang thai nếu người mẹ bị trầm cảm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thai nhi lẫn người mẹ. Việc dùng thuốc như thế nào cho đúng và không ảnh hưởng đến em bé là điều rất quan trọng. Vậy sau đây mời bạn cùng BNC Medipharm đi giải đáp câu hỏi trên qua bài viết sau đây nhé.

Xem thêm:

1 Trầm cảm là gì? 

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú kéo dài. Tình trạng này xảy ra thường xuyên gấp đôi ở phụ nữ so với nam giới và khởi phát đỉnh điểm trầm cảm trong những năm sinh sản của phụ nữ.

2. Uống thuốc trầm cảm có mang thai được không?

Phụ nữ mắc trầm cảm vẫn có thể thụ thai, mang thai và sinh đẻ như những người bình thường khác. Vì vậy, bạn có thể yên tâm rằng trầm cảm sẽ không đánh mất cơ hội làm mẹ của mình. 

Một số trường hợp trầm cảm khó thụ thai. Những trường hợp này thường do trầm cảm chưa được chữa trị khiến người phụ nữ phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng, cơ thể mệt mỏi nên khó thụ thai hơn (khó không có nghĩa là không thể).

3. Yếu tố nào gây nguy cơ trầm cảm khi mang thai?

Một số yếu tố gây nguy cơ trầm cảm khi mang thai bao gồm:

  • Sự lo lắng
  • Cuộc sống căng thẳng, áp lực
  • Đã từng có tiền sử trầm cảm
  • Không có sự chia sẻ từ người thân, gia đình
  • Mang thai ngoài ý muốn
  • Bạo lực gia đình.

4. Dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai

Những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai cũng như dấu hiệu trầm cảm ở những người bình thường mắc bệnh. Tuy nhiên, một số dấu hiệu đặc trưng của những phụ nữ mang thai bị trầm cảm bao gồm:

  • Lo lắng quá mức về thai nhi
  • Hay tự ti về bản thân, chẳng hạn như cảm thấy bản thân chưa xứng đáng để trở thành cha mẹ
  • Không tìm thấy được niềm vui từ các hoạt động thú vị
  • Dễ mất tinh thần
Hay tiêu cực , mất tinh thần là dấu hiệu trầm cảm khi mang thai
                         Hay tiêu cực , mất tinh thần là dấu hiệu trầm cảm khi mang thai
  • Không tự chăm sóc bản thân một cách kỹ càng trước khi sinh
  • Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp
  • Tăng cân kém do chế độ ăn không đầy đủ hoặc kén ăn
  • Thường có suy nghĩ tiêu cực và tìm đến cái chết

Trầm cảm thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba đối với phụ nữ mang thai.

5. Mang thai khi đang bị trầm cảm có ảnh hưởng và nguy hiểm gì không?

Theo Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, người mắc trầm cảm cần được điều trị ổn định hoàn toàn trong thời gian ít nhất 1 năm trước khi có thai, nhằm đạt được sức khoẻ sinh sản tốt nhất. Khi đang mang thai mà phát hiện mắc bệnh lý trầm cảm, cần khám chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Trầm cảm có thể điều trị được trong thai kỳ, bằng liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm.

Nếu phụ nữ đang mang thai mà không ăn, không ngủ, cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng kéo dài nhiều ngày – sẽ tác động xấu đến thai nhi đang phát triển. Trong tình huống này, ý muốn tự tử là một nguy cơ bất lợi khác liên quan đến trầm cảm. Một khi tình trạng phụ nữ mang thai không ăn hoặc không tăng cân do mắc trầm cảm, thì cần phải điều trị tích cực nhất có thể. Hậu quả của trầm cảm tái phát sau khi ngừng thuốc chống trầm cảm lớn hơn những rủi ro do điều trị bằng thuốc.

+ Đối với người mẹ:

Đối với phụ nữ đã hoặc đang mắc trầm cảm, khi mang thai và sinh con, bệnh trầm cảm chắc chắn sẽ tái phát mặc dù trước đó người bệnh đã được điều trị ổn định. Trầm cảm khởi phát và tái phát sau sinh khiến người mẹ gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc em bé. 

Nếu trong quá khứ hoặc hiện tại bạn đã từng mắc trầm cảm nặng, bạn có nhiều khả năng tái phát trầm cảm khi mang thai hoặc trầm cảm sau sinh. Không phải ai cũng bị tái phát vì mỗi người là một cá thể khác nhau. Một số phụ nữ có tiền sử trầm cảm nhưng khi mang thai vẫn khỏe mạnh và ổn định. 

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, bệnh trầm cảm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì thường khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng. Ngày nay, có nhiều loại thuốc chống trầm cảm rất an toàn cho thai nhi (ví dụ fluoxetin).

+ Đối với em bé:

Mặc dù sinh con khi mắc trầm cảm không quá nguy hiểm, nhưng cũng có giả thuyết cho rằng trầm cảm gây một số ảnh hưởng đến em bé (thông tin này là giả thuyết, chưa chắc chắn 100%).

Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Dị ứng, Hen và Miễn dịch học Hoa Kỳ mới đây, bà mẹ bị trầm cảm, lo âu, stress trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn cho con. 

Một nghiên cứu khác đã phân tích hồ sơ sức khỏe của hơn 733.000 trẻ em Đan Mạch được sinh trong khoảng từ năm 1996 – 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 25% trẻ được sinh từ những bà mẹ trầm cảm sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen .

Mặc dù nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa trầm cảm và nguy cơ mắc bệnh hen nhưng vẫn chưa đủ chắc chắn. Phụ nữ trầm cảm muốn có hành trình mang thai tốt và sinh con khỏe mạnh, cần được tư vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. 

6. Khi trầm cảm người mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai?

6.1 Lên kế hoạch về việc mang thai và sinh con

Nếu đã từng hoặc đang mắc trầm cảm, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và lập kế hoạch mang thai cụ thể cho mình: Thời điểm phù hợp để thụ thai, chăm sóc thai và chuẩn bị sinh con như thế nào… 

Đặc biệt, nếu đang trong thời gian điều trị trầm cảm, bạn không nên mang thai khi không có sự chuẩn bị trước. Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất bạn cần điều trị trầm cảm ổn định trong thời gian ít nhất 1 năm trước khi mang thai

6.2 Đến cơ sở chuyên khoa tâm thần để được thăm khám và tư vấn trước khi mang thai

Trong khi mang thai, bạn cần tư vấn với bác sĩ bất cứ lúc nào nếu cảm thấy lo lắng về sức khỏe tâm thần của mình. Nhiều phụ nữ cảm thấy tâm trạng bất ổn, rất lo lắng nhưng lại không dám đi khám, do vậy mà càng thấy bế tắc.

Hãy trao đổi kế hoạch của bạn với bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần. Bác sĩ sẽ hướng dẫn và tư vấn cụ thể cho bạn về:

  • Thuốc đang dùng có ảnh hưởng gì 
  • Mang thai có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tâm thần của bạn
  • Sức khỏe tâm thần của bạn có thể ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ
  • Bạn cần được chăm sóc, quan tâm như thế nào từ những người xung quanh 

Tư vấn trước khi mang thai có thể giúp bạn lập kế hoạch cho một khởi đầu lành mạnh nhất cho cả mẹ  và bé. 

Trên đây là bài viết về vấn đề uống thuốc trầm cảm có mang thai được không? của BNC Medipharm, hi vọng rằng bài viết này đã giúp đọc giả giải đáp được những thắc mắc. Cần hỗ trợ tư vấn hãy gọi 0333.309.906 để được tư vấn 24/7.

>>Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm Th.sĩ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng Super Power Neuro Max 

Super Power Neuro max có tác dụng:

– Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi làm bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, căng thẳng…

– Khắc phục chứng nhận bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, giảm thiểu năng lực tuần hoàn, xuất huyết não, nhũ tương não…

 – Chấn thương sọ não, não phù hợp, viêm não, bại não thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng

– Phòng thí nghiệm biến sau thuật thần kinh, não….

– Hồi phục di chứng bệnh mạn tính, lão hóa, bệnh Alzheimer, xơ gan máu

– Thúc đẩy trung tâm, Sensor trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn, thiếu máu não bộ, thiếu máu não thỏa mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

– Phối hợp với kháng cholinergic trong Parkinson trị liệu.

– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong viêm bảo quản.

– Các chứng minh não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn mạch ngoại biên.

– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Super Power Neuro Max - Hộp 30 viên
                                            Super Power Neuro Max – Hộp 30 viên

Những ai nên dùng Super Power Neuro Max

– Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.

– Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.

– Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.

– Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson

– Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay…

Xem chi tiết về Super Power Neuro Max tại đây>>>https://bncmedipharm.net/super-power-neuro-max/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.