Omega 3 là một trong những loại thực phẩm chức năng rất cần thiết mà bạn nên bổ sung cho cơ thể bởi con người không thể tự tổng hợp và tạo ra Omega 3 được. Tuy nhiên với người bị gan nhiễm mỡ có uống được omega 3 không? Hãy cùng BNC Medipharm đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Xem thêm:
- [HỎI ĐÁP] Bị gan nhiễm mỡ có nên ăn thịt bò không?
- Gan nhiễm mỡ có ăn được quả bơ không?
- Gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không?
- Cách chữa nóng gan nổi mụn mẫn ngứa hiệu quả dứt điểm không tái phát
Nội dung bài viết
I. Tác dụng của Omega 3 đối với sức khỏe.
Omega 3 là một axit béo không no thiết yếu cho cơ thể. Mọi người cần bổ sung Omega 3 vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp và tạo ra Omega 3 được. Omega 3 gồm 3 loại chủ yếu là EPA, DHA, DPA. Vậy uống Omega 3 có tác dụng gì? Theo đó, Omega 3 mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý ở con người như:
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: giảm lượng cholesterol, triglycerides, duy trì huyết áp và mạch ổn định, giảm nguy cơ tử vong do rối loạn nhịp tim.
Giúp điều trị một số các bệnh về tâm thần: do Omega-3 rất quan trọng trong việc duy trì chức năng của bộ não, uống Omega-3 không những chỉ tốt cho điều trị, mà còn lợi ích trong việc giảm nguy cơ mắc các hội chứng về tâm- thần kinh ở người có nguy cơ cao.
Có lợi cho việc giảm cân: bổ sung viên Omega-3, kèm với chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thể thao thường xuyên có lợi trong việc giảm cân.
Tốt sức khoẻ của mắt: những người không uống Omega-3 thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh về mắt cao hơn những người bổ sung Omega-3 hàng ngày.
Giảm viêm: các phản ứng viêm trong cơ thể có thể gây ra một số bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, trầm cảm hay bệnh tim mạch. Omega-3 giúp giảm viêm từ đó giúp phòng ngừa các bệnh phổ biến gây ra do quá trình viêm.
Tốt cho sức khỏe của da: Omega-3 rất tốt cho làn da lão hoá hoặc phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Tốt cho quá trình mang thai và sự phát triển của trẻ: việc uống Omega-3 trong quá trình mang thai và cho con bú sẽ có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Giảm tình trạng gan nhiễm mỡ: uống Omega-3 tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ, đặc biệt là gan nhiễm mỡ không do rượu.
Cải thiện các triệu chứng của trầm cảm: những người mắc trầm cảm thường có lượng Omega-3 trong cơ thể tương đối thấp. Vì vậy bổ sung Omega-3 giúp giảm hoặc ngăn ngừa sớm các triệu chứng trầm cảm.
Cải thiện sự tập trung ở trẻ tăng động: Bổ sung Omega-3 có thể cải thiện sự hiếu động, không tập trung, bốc đồng và hung hăng ở trẻ em. Do đó chúng có lợi trong việc cải thiện hành vi và sự tập trung ở trẻ tăng động.
Giúp ngăn ngừa các triệu chứng suy giảm tâm thần: một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung Omega-3 có thể cải thiện trí nhớ ở người già.
Có thể cải thiện các triệu chứng hen suyễn và nguy cơ dị ứng: bổ sung Omega-3 có thể làm giảm các triệu chứng hen suyễn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. Ngoài ra, bổ sung Omega-3 như viên dầu cá cho bà mẹ mang thai có thể làm giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ sơ sinh.
Cải thiện sức khỏe xương: Những người có nồng độ Omega-3 trong máu cao hơn có thể có mật độ khoáng xương tốt hơn.
II. Bị gan nhiễm mỡ có uống được omega 3 không
Với câu hỏi người bị gan nhiễm mỡ có uống được omega 3 không thì ngay trên phần tác dụng của omega 3 đã cho chúng ta thấy rằng uống Omega-3 tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ, đặc biệt là gan nhiễm mỡ không do rượu. Vì vậy mọi người có thể yên tâm sử dụng omeage khi bị gan nhiễm mỡ.

III. Lưu ý khi dùng Omega 3
– Có thể bổ sung Omega-3 qua một số loại thực phẩm như: cá hồi, cá mòi, cá trích, dầu hạt cải, quả óc chó, rau có màu xanh đậm,… hoặc thực phẩm chức năng chứa Omega-3.
– Liều lượng Omega-3 cần bổ sung cho từng đối tượng:
+ Thai phụ, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ: FAO/ WHO khuyến cáo về liều lượng DHA cần bổ sung như sau: trẻ 6 – 24 tháng cần bổ sung 10mg/kg; thai phụ và phụ nữ đang cho con bú cần bổ sung 200mg/ngày.
+ Người lớn tuổi: theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) thì người không có tiền sử với bệnh tim mạch có thể ăn cá béo 2 lần/tuần. Lượng Omega-3 được cho là an toàn với người lớn khi không vượt quá 300 mg/ ngày.
– Thời điểm bổ sung Omega-3 đường uống tốt nhất là buổi sáng vì đó là lúc cơ thể có thể hấp thu nó một cách tốt nhất, những người bị mất ngủ nên uống Omega-3 sau bữa tối.
– Một số tác dụng phụ có thể gặp khi uống Omega-3 gồm: ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy, đỏ da, nổi mẩn ngứa, mất ngủ, chảy máu nướu, tăng đường huyết, tụt huyết áp,…
– Một số trường hợp sau không nên bổ sung dầu cá Omega-3:
+ Người mắc bệnh đường tiêu hóa: có thể bị đầy hơi, chướng bụng.
+ Trẻ dưới 15 tháng tuổi: có thể gây hại cho một số cơ quan trong cơ thể.
+ Thai phụ: không nên bổ sung dầu cá thô vì nó có thể chứa nhiều chất ô nhiễm và kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Thay vào đó, chỉ nên bổ sung Omega-3 từ thực phẩm.
– Nếu trong quá trình bổ sung Omega-3 mà xuất hiện các tác dụng phụ như đã nói đến ở trên thì cần dừng ngay và tham vấn ý kiến bác sĩ để có hình thức bổ sung khác phù hợp.
Nhìn chung Omega-3 là một loại dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe và hầu hết là không gây hại khi nó được sử dụng đúng liều lượng. Tuy nhiên, đây chỉ là loại thực phẩm hỗ trợ chứ không phải là thuốc. Bên cạnh đó, thị trường hiện nay lại có bán rất nhiều loại Omega-3 khác nhau.
Do đó, trước khi quyết định bổ sung loại axit này chúng ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được nên dùng loại nào, cách thức sử dụng và liều dùng sao cho phù hợp để đạt được tác dụng cao nhất. Việc tham vấn ý kiến bác sĩ cũng sẽ giúp bạn có được một chế độ ăn giúp bổ sung Omega-3 hiệu quả hơn.
IV. Người bị gan nhiễm mỡ nên dùng thực phẩm chức năng gì?
Sử dụng thuốc chữa gan nhiễm mỡ là phương pháp nội khoa được chỉ định cho hầu hết các ca bệnh. Ngoài các loại thuốc giảm mỡ tích tụ hay thuốc bổ gan, người bệnh có thể cân nhắc dùng thêm các loại thực phẩm chức năng để rút ngắn thời gian điều trị và tăng tốc độ phục hồi chức năng gan. Điển hình như Funadin hoặc Bi-Gmax 1350.
Xem video B.sĩ Phan Đăng Bình nói về Funadin
Xem video B.sĩ Phan Đăng Bình nói về Bi-Gmax 1350